Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH KHẢM LÁ SẮN, NIÊN VỤ 2024

Ngày 02/04/2024 15:41:53

Hiện nay diện tích cây sắn trên địa bàn huyện đang giai đoạn mọc mầm mầm đến 3 - 5 lá, qua kiểm tra thực tế, một số diện tích sắn tại Khu 9 (Thị trấn Sao Vàng), Thành Sơn (Xuân Sinh),... đã có biểu hiện của bệnh khảm lá sắn.

Để chủ động phòng chống, giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh khảm lá sắn gây ra, Ban chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp như sau:

1. Cách nhận biết bệnh khảm lá sắn

1.1. Triệu chứng và tác hại của bệnh

- Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ nhẹ lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

- Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay; khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cây sinh trưởng, phát triển kém; cây sắn đã lớn  nhiễm virus, biểu hiện bệnh nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.

- Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 01 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.

1.2. Cơ chế lan truyền bệnh  

- Qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng: Bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh, khi chích hút sang cây khỏe sẽ lan truyền virus mang bệnh; Bọ phấn trắng hút nhựa cây làm chết mô lá, cây sinh trưởng, phát triển và năng suất kém, một số diện tích bị nặng không cho thu hoạch.

- Qua hom giống: Virus tồn tại trong thân, lá, củ sắn nên khi sử dụng thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây mọc mầm.   

2. Biện pháp phòng chống bệnh

2.1. Đối với những diện tích sắn chưa có biểu hiện bệnh

- Tiếp tục tăng cường chăm sóc cây trồng theo quy trình kỹ thuật

- Định kỳ phun trừ bọ phấn trắng ở giai đoạn ấu trùng để tránh lây lan bệnh bằng các loại thuốc hóa học có tính lưu dẫn, nội hấp như: Helmer Admida 350SC, Mallot 50DC, Nitop 35OD, Pirotop 240SC, Super King (500SC, 600WG)... hoặc phun kết hợp 2 loại thuốc Cyo super 200WP với Kinalux 25EC...

2.2. Đối với những diện tích sắn có biểu hiện xoăn, khảm lá vi rút 

Theo dõi những vùng có nguy cơ bùng phát, những vùng đã nhiễm bệnh từ vụ trước, tăng cường điều tra, phát hiện sớm thông qua các triệu chứng trên bộ lá từ màu xanh chuyển sang khảm vàng loang lỗ để có biện pháp xử lý kịp thời:

- Trên diện tích sắn xen lạc, nhổ tiêu hủy cây sắn bị bệnh để chăm sóc lạc hoặc trồng xen ngô, đậu đổ các loại,...

- Những ruộng sắn có tỷ lệ bệnh < 70% số cây nhiễm bệnh: Tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy cây bị bệnh và bón vôi bột; giữ lại cây khỏe và chắm dặm lại bằng các giống sắn khỏe, sạch bệnh (giống chín sớm HN3). Định kỳ phun phòng trừ bọ phấn trắng bằng một trong các loại thuốc nêu trên.

- Trên diện tích sắn có tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh: Nhổ toàn bộ, thu gom, đốt hoặc đào hố chôn (xử lý vôi ở đáy hố và phía trên bề mặt cây sắn bị bệnh để nhanh tiêu huỷ); tiến hành phun trừ bọ phấn trắng trước khi tiêu hủy 2- 3 ngày để ngăn chặn bọ di chuyển, truyền bệnh sang nơi khác đồng thời hướng dẫn các hộ khẩn trương cày lật, bón vôi xử lý đất và trồng các cây trồng khác như cây mía, lạc, vừng, đậu, củ đậu,... đảm bảo thời vụ, phù hợp chân đất của từng địa phương.

* Lưu ý: Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, ...) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá sắn ít nhất một vụ và thực hiện biện pháp luân canh cây trồng khác.

Đề nghị các đồng chí thông trưởng thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết, tác hại của bệnh khảm lá sắn và biện pháp phòng chống để người dân nắm bắt thực hiện.

 

BCĐ sản xuất xã Xuân Bái 

HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH KHẢM LÁ SẮN, NIÊN VỤ 2024

Đăng lúc: 02/04/2024 15:41:53 (GMT+7)

Hiện nay diện tích cây sắn trên địa bàn huyện đang giai đoạn mọc mầm mầm đến 3 - 5 lá, qua kiểm tra thực tế, một số diện tích sắn tại Khu 9 (Thị trấn Sao Vàng), Thành Sơn (Xuân Sinh),... đã có biểu hiện của bệnh khảm lá sắn.

Để chủ động phòng chống, giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh khảm lá sắn gây ra, Ban chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp như sau:

1. Cách nhận biết bệnh khảm lá sắn

1.1. Triệu chứng và tác hại của bệnh

- Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ nhẹ lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

- Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay; khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cây sinh trưởng, phát triển kém; cây sắn đã lớn  nhiễm virus, biểu hiện bệnh nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.

- Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 01 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.

1.2. Cơ chế lan truyền bệnh  

- Qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng: Bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh, khi chích hút sang cây khỏe sẽ lan truyền virus mang bệnh; Bọ phấn trắng hút nhựa cây làm chết mô lá, cây sinh trưởng, phát triển và năng suất kém, một số diện tích bị nặng không cho thu hoạch.

- Qua hom giống: Virus tồn tại trong thân, lá, củ sắn nên khi sử dụng thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây mọc mầm.   

2. Biện pháp phòng chống bệnh

2.1. Đối với những diện tích sắn chưa có biểu hiện bệnh

- Tiếp tục tăng cường chăm sóc cây trồng theo quy trình kỹ thuật

- Định kỳ phun trừ bọ phấn trắng ở giai đoạn ấu trùng để tránh lây lan bệnh bằng các loại thuốc hóa học có tính lưu dẫn, nội hấp như: Helmer Admida 350SC, Mallot 50DC, Nitop 35OD, Pirotop 240SC, Super King (500SC, 600WG)... hoặc phun kết hợp 2 loại thuốc Cyo super 200WP với Kinalux 25EC...

2.2. Đối với những diện tích sắn có biểu hiện xoăn, khảm lá vi rút 

Theo dõi những vùng có nguy cơ bùng phát, những vùng đã nhiễm bệnh từ vụ trước, tăng cường điều tra, phát hiện sớm thông qua các triệu chứng trên bộ lá từ màu xanh chuyển sang khảm vàng loang lỗ để có biện pháp xử lý kịp thời:

- Trên diện tích sắn xen lạc, nhổ tiêu hủy cây sắn bị bệnh để chăm sóc lạc hoặc trồng xen ngô, đậu đổ các loại,...

- Những ruộng sắn có tỷ lệ bệnh < 70% số cây nhiễm bệnh: Tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy cây bị bệnh và bón vôi bột; giữ lại cây khỏe và chắm dặm lại bằng các giống sắn khỏe, sạch bệnh (giống chín sớm HN3). Định kỳ phun phòng trừ bọ phấn trắng bằng một trong các loại thuốc nêu trên.

- Trên diện tích sắn có tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh: Nhổ toàn bộ, thu gom, đốt hoặc đào hố chôn (xử lý vôi ở đáy hố và phía trên bề mặt cây sắn bị bệnh để nhanh tiêu huỷ); tiến hành phun trừ bọ phấn trắng trước khi tiêu hủy 2- 3 ngày để ngăn chặn bọ di chuyển, truyền bệnh sang nơi khác đồng thời hướng dẫn các hộ khẩn trương cày lật, bón vôi xử lý đất và trồng các cây trồng khác như cây mía, lạc, vừng, đậu, củ đậu,... đảm bảo thời vụ, phù hợp chân đất của từng địa phương.

* Lưu ý: Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, ...) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá sắn ít nhất một vụ và thực hiện biện pháp luân canh cây trồng khác.

Đề nghị các đồng chí thông trưởng thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết, tác hại của bệnh khảm lá sắn và biện pháp phòng chống để người dân nắm bắt thực hiện.

 

BCĐ sản xuất xã Xuân Bái 

Thủ tục hành chính