Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cuối vụ Chiêm Xuân.

Ngày 02/05/2024 08:55:19

Hiện nay các trà lúa đang ở giai đoạn trỗ bông - chín. Trong những ngày qua và thời gian tiếp theo, điều kiện thời tiết oi bức, nắng nóng gay gắt, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại và có nguy cơ bùng phát gây cháy rầy cục bộ, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Để bảo vệ kết quả sản xuất vụ Chiêm Xuân, BCĐ sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp, cụ thể như sau:

1. Đối với rầy các loại: Mật độ trung bình 450 con/m2, cá biệt trên 1.000 con/m2. Cần tích cực điều tra, theo dõi những chân ruộng sâu trũng, ruộng đã bị nhiễm rầy từ những vụ trước, những vùng thường xảy ra cháy rầy để chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 trở lên (15 con/khóm lúa). 

+ Trên diện tích lúa trỗ đến chín sữa: Sử dụng các loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn như: Chess 50WG, Actara 25WG, Actador 100WP...để kéo dài hiệu lực trừ rầy. Nếu mật độ rầy từ 1.500 con/m2 trở lên (500 ổ trứng/m2) thì kết hợp sử dụng 2 loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn và tiếp xúc để phun trừ, hiệu quả cao. 

+ Trên diện tích lúa chắc xanh đến đỏ đuôi: Sử dụng các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50 ND, Vibasa 50EC, Penalty Gold (50EC, 50WP), Acdinosin 50 WP (vua rầy)...khi phun thuốc rẽ hàng lúa từ 0,8 - 1m, phun trực tiếp phần thân gốc lúa, nơi rầy cư trú, khi phun phải đảm bảo mực nước trên ruộng từ 3- 4 cm để nâng cao hiệu quả diệt trừ rầy.

2. Ngoài ra cần chú ý theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, phun phòng trừ ngay khi vết bệnh mới xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Kata 2SL, Ankamycin 30SL, Ychatot 900SP, Avikhuan 102SP,... Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cuối vụ Chiêm Xuân.

Đăng lúc: 02/05/2024 08:55:19 (GMT+7)

Hiện nay các trà lúa đang ở giai đoạn trỗ bông - chín. Trong những ngày qua và thời gian tiếp theo, điều kiện thời tiết oi bức, nắng nóng gay gắt, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại và có nguy cơ bùng phát gây cháy rầy cục bộ, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Để bảo vệ kết quả sản xuất vụ Chiêm Xuân, BCĐ sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp, cụ thể như sau:

1. Đối với rầy các loại: Mật độ trung bình 450 con/m2, cá biệt trên 1.000 con/m2. Cần tích cực điều tra, theo dõi những chân ruộng sâu trũng, ruộng đã bị nhiễm rầy từ những vụ trước, những vùng thường xảy ra cháy rầy để chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 trở lên (15 con/khóm lúa). 

+ Trên diện tích lúa trỗ đến chín sữa: Sử dụng các loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn như: Chess 50WG, Actara 25WG, Actador 100WP...để kéo dài hiệu lực trừ rầy. Nếu mật độ rầy từ 1.500 con/m2 trở lên (500 ổ trứng/m2) thì kết hợp sử dụng 2 loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn và tiếp xúc để phun trừ, hiệu quả cao. 

+ Trên diện tích lúa chắc xanh đến đỏ đuôi: Sử dụng các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50 ND, Vibasa 50EC, Penalty Gold (50EC, 50WP), Acdinosin 50 WP (vua rầy)...khi phun thuốc rẽ hàng lúa từ 0,8 - 1m, phun trực tiếp phần thân gốc lúa, nơi rầy cư trú, khi phun phải đảm bảo mực nước trên ruộng từ 3- 4 cm để nâng cao hiệu quả diệt trừ rầy.

2. Ngoài ra cần chú ý theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, phun phòng trừ ngay khi vết bệnh mới xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Kata 2SL, Ankamycin 30SL, Ychatot 900SP, Avikhuan 102SP,... Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

Thủ tục hành chính