Chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ và BCH đảng bộ xã
I. CHỨC NĂNG
Điều 1: Đảng bộ xã là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; chủ động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, xã, phường, thị trấn giàu đẹp, văn minh.
II. NHIỆM VỤ
Điều 2: Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
1- Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo nghị quyết đại hội đảng bộ xã và của cấp trên; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân đối với đất nước.
2- Lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai, khoáng sản, ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn hỗ trợ khác để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo...; xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, đô thị hiện đại, văn minh.
3- Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, công tác quân sự địa phương và chính sách hậu phương quân đội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Điều 3: Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng
1- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy truyền thống yêu nước trong các tầng lớp nhân dân; xây dựng tình đoàn kết, gắn bó, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở khu dân cư và trong từng gia đình. Tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến.
2- Quán triệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị và văn bản của các cấp ủy đảng; thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp ủy cấp trên giải quyết.
3- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểm sai trái, hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ động phòng, chống âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bè phái, gia trưởng, dòng họ, bảo thủ và các tệ nạn xã hội.
Điều 4: Lãnh đạo xây dựng đảng bộ và công tác tổ chức, cán bộ
1- Đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chủ động đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
2- Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, quy chế, quy định, hướng dẫn của cấp trên; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ và cấp ủy bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu; chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện chế độ đảng phí theo quy định.
3- Cấp ủy thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục quy định. Tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ và chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có uy tín để bầu giữ chức vụ chủ chốt các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; tham gia ý kiến lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo ở cấp trên khi được yêu cầu.
4. Tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục, rèn luyện, nâng cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên. Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên, quần chúng ưu tú ở khu dân cư và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Điều 5: Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
1. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, quy chế làm việc; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
2- Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc xem xét thi hành kỷ luật đảng đảm bảo dân chủ, công minh, chính xác, kịp thời đối với tổ chức đảng, đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương và hướng dẫn của ủy ban kiểm tra cấp trên.
3- Phối hợp chỉ đạo công tác quản lý, kiểm tra đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
Điều 6: Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
1- Cấp ủy thường xuyên nghiên cứu, vận dụng và tổ chức thực hiện sáng tạo, có hiệu quả các phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở.
2- Lãnh đạo xây dựng chính quyền cùng cấp vững mạnh, hoạt động theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; kiện toàn, sắp xếp thôn, tổ dân phố theo quy định.
3- Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở vững mạnh; đổi mới phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng "hành chính hóa", gắn bó chặt chẽ với nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tăng cường phối hợp công tác, nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, sức mạnh của nhân dân để tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư.
III- CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 7: Đối với cấp uỷ cấp trên trực tiếp
1- Đảng bộ xã chịu sự lãnh đạo thường xuyên, toàn diện của cấp ủy cấp trên trực tiếp về công tác xây dựng Đảng và việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2- Định kỳ hằng quý, 6 tháng và cuối năm hoặc đột xuất hoặc đột xuất, cấp ủy xã, phường, thị trấn báo cáo, xin ý kiến cấp ủy cấp trên trực tiếp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Điều 8: Đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp trên
Cấp ủy cơ sở xã giữ mối liên hệ thường xuyên và phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp trên trực tiếp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương.
Điều 9: Đối với các tổ chức khác có trụ sở đóng trên địa bàn
Cấp ủy lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã chủ động phối hợp với các tổ chức khác có trụ sở đóng trên địa bàn để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và tham gia các phong trào thi đua yêu nước của địa phương.
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG ỦY XÃ
V. VỊ TRÍ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BCH ĐẢNG BỘ, BTV ĐẢNG ỦY, CÁC ỦY VIÊN BCH ĐẢNG BỘ VÀ VĂN PHÒNG CẤP ỦY.
Điều 1: Vị trí chức năng của tập thể BCH Đảng bộ xã :
BCH Đảng bộ là cơ quan lãnh đạo ở cơ sở, do Đại hội (Đại hội đại biểu) Đảng bộ xã bầu ra để duy trì các hoạt động lãnh đạo, điều hành công tác của Đảng bộ giữa 2 kỳ đại hội, là hạt nhân chính trị đại diện cho năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã, là cơ quan chấp hành và tổ chức thực nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng cấp trên và chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện chức năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng.
Điều 2: Về nhiệm vụ quyền hạn của BCH Đảng bộ xã;
1. Lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.
2. Lãnh đạo phát huy vai trò, hiệu lực của HĐND, UBND xã làm tốt công tác dân vận, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị và TTATXH trên địa bàn xã.
3. Lãnh đạo tốt công tác xây dựng Đảng trên cả 3 mặt, chính trị, tư tưởng và tổ chức, quan tâm công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên, công tác phân công quản lý cán bộ và công tác kiểm tra giám sát. Duy trì và tổ chức tốt các hội nghị cấp ủy, hội nghị Đảng bộ và đại hội Đảng bộ.
4. Thực hiện chế độ báo cáo cấp trên, thông tin với cấp dưới, giữ mối liên hệ lãnh đạo với chính quyền, MTTQ các đoàn thể cấp xã, chi ủy chi bộ, các thôn và các cơ quan đơn vị có liên quan.
5. Quán triệt các Chỉ thị nghị quyết của Đảng cấp trên và của cấp mình. Thảo luận và quyết nghị những đề án, dự án về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, về công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng, các nhiệm vụ do cấp trên giao.
6. Xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chỉ đạo UBKT Đảng ủy, các chi ủy chi bộ trực thuộc làm tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, xem xét khen thưởng kỷ luật tổ chức Đảng và đảng viên theo thẩm quyền.
7. Ban hành chủ trương nghị quyết lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn, đồng thời phân công chỉ đạo kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chủ trương nghị quyết đã đề ra, chịu trách nhiệm trước Đảng bộ, cấp ủy cấp trên về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
8. Xem xét đề nghị kết nạp đảng viên mới, chuyển đảng viên chính thức cho đảng viên dự bị, đề nghị khen thưởng và tặng huy hiệu đảng cho đảng viên theo quy định.
9. Lãnh đạo các vấn đề về công tác tổ chức cán bộ, qui hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý, giới thiệu những cán bộ đảng viên có đủ tiêu chuẩn năng lực tham gia ứng cử các chức danh Đảng, Chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể theo qui định nguyên tắc của Đảng.
10. Thường xuyên làm tốt công tác quản lý cán bộ, công tác tuyển chọn cán bộ theo nguyên tắc dân chủ, công khai. Tuyển chọn cán bộ công chức đảm bảo các tiêu chuẩn theo văn bản hướng dẫn của cấp trên.
11. Đối với các chức danh ủy viên BCH, thực hiện nghiêm túc theo cơ cấu đề án nhân sự trước khi đại hội. Khi chuyển công tác khác không thuộc cơ cấu ủy viên BCH Đảng ủy thì làm đơn xin thôi tham gia BCH để cơ cấu hợp lý.
12. Các Đ/c BCH thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ phân công phụ trách các chi bộ.
Điều 3: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BTV Đảng ủy.
1. Xây dựng kế hoạch triển khai quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết cấp trên, dự thảo chương trình hành động thực hiện ở cấp mình, dự thảo các chủ trương Nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1 năm, các Nghị quyết chuyên đề trình hội nghị BCH thảo luận thống nhất quyết nghị. Thực hiện sơ kết tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhà nước. Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra các hoạt động thực tiễn, tổ chức rút kinh nghiệm, không ngừng đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nói đi đôi với làm, chống các biểu hiện chủ nghĩa cá nhân.
2. Xây dựng đề án nhân sự, qui hoạch cán bộ, điều chỉnh bố trí các chức danh cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách cấp xã trình hội nghị BCH thảo luận, bỏ phiếu tín nhiệm và báo cáo kết quả về tổ chức Đảng cấp trên xem xét quyết định. Giao cho BTV Đảng ủy tuyển chọn bố trí các chức danh từ phó đoàn thể, Phó công an, xã đội, cán bộ hợp đồng UBND và chi ủy chi bộ, bí thư, phó bí thư chi bộ, trưởng thôn. Trên cơ sở nguồn quy hoạch và tiêu chuẩn cán bộ theo quy định hướng dẫn của cấp trên.
3. Chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị BCH thường kỳ, đột xuất, hội nghị Đảng bộ. Định hướng các nội dung để hội nghị bàn bạc thảo luận.
4. Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp hoạt động giữa Chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể cấp xã. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, công tác thi hành kỷ luật Đảng để báo cáo BCH Đảng bộ quyết định (theo Điều lệ Đảng quy định).
5. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của các ban có liên quan được thành lập ở cấp xã như Dân vận, Tuyên giáo và các hoạt động công tác Văn phòng Đảng ủy.
6. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, BTV Đảng ủy có thể ban hành các chủ trương, công văn, kế hoạch đối với các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy. Tập thể BTV chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
7. Đối với các chức danh ủy viên thường vụ thực hiện nghiêm túc theo cơ cấu nhân sự trước khi đại hội được huyện ủy phê duyệt. Khi chuyển công tác khác không đúng cơ cấu ủy viên thường vụ thì làm đơn xin thôi tham gia ban thường vụ.
Điều 4: Chức năng nhiệm vụ quyền hạn các chức danh trong Ban thường vụ Đảng ủy.
Đối với chức danh Bí thư Đảng ủy:
1. Là người đứng đầu cấp ủy phụ trách chung mọi công việc. Có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và chủ trì các hội nghị Đảng ủy, hội nghị BTV. Phân công giao nhiệm vụ cho các ủy viên trong BCH Đảng bộ.
2. Trực tiếp chỉ đạo và là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác tổ chức cán bộ, việc triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương lãnh đạo của BTV, Nghị quyết của Đảng ủy, các chỉ thị nghị quyết của Đảng, nhà nước cấp trên, trên cơ sở nguyên tắc dân chủ.
3. Ký các văn bản, các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, của BTV ban hành và chỉ đạo hệ thống chính trị tổ chức thực hiện.
* Đối với chức danh Phó bí thư Trực Đảng ủy.
1. Trực tiếp chuyên trách công tác Đảng vụ, giải quyết những công việc hằng ngày của Đảng ủy. Thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo theo qui định. Giữ mối liên hệ giữa cấp ủy với chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và các chi bộ trực thuộc.
2. Trực tiếp phụ trách công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, công tác kiểm tra thi hành kỷ luật trong Đảng bộ. Trực tiếp phụ trách khối dân vận.
3. Cùng Bí thư đảng ủy thực hiện công tác tổ chức, công tác quản lý cán bộ, quản lý đảng viên theo phân cấp. Thực hiện các nhiệm vụ được Bí thư ủy quyền, cấp ủy phân công và cấp trên giao. Ký các văn bản theo thẩm quyền.
4. Chỉ đạo theo dõi các hoạt động của MTTQ, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cấp xã và các hoạt động của các chi bộ.
* Đối với chức danh Phó bí thư Đảng ủy phụ trách Chính quyền.
1. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy, Ban thường vụ và Bí thư về công tác của UBND xã.
2. Có nhiệm vụ quán triệt cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy, của Ban thường vụ thành kế hoạch, chương trình công tác của Chính quyền và tổ chức triển khai thực hiện. Phát huy nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Chính quyền. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy và UBND cấp trên về hoạt động của UBND xã.
3. Cùng với cấp ủy viên và Ban thường vụ xây dựng kiện toàn bộ máy UBND. Đề nghị với Ban thường vụ về việc bố trí cán bộ thuộc UBND.
4. Phụ trách chung trong UBND xã, điều hòa phối hợp hoạt động giữa chức năng lãnh đạo với quản lý nhà nước theo luật định. Trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Phối hợp với UBMTTQ, các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh vững chắc.
5. Báo cáo kết quả hoạt động tháng, kế hoạch công tác tháng sau của UBND về Ban thường vụ thời gian từ ngày 22 - 25 hàng tháng.
Điều 5: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên BCH Đảng bộ.
1. Tham gia công tác lãnh đạo tập thể trong cấp ủy, với ý thức trách nhiệm cao, năng động đổi mới tư duy, đóng góp trí tuệ vào sự lãnh đạo chung của Đảng uỷ và trong chỉ đạo từng lĩnh vực các ban ngành đoàn thể, các chi bộ các thôn, đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trơng, nghị quyết của cấp ủy để thống nhất ban hành.
2. Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công, phụ trách địa bàn.
Điều 6: Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ Văn phòng Đảng ủy.
1. Trực tiếp quản lý hồ sơ đảng viên, các tài liệu có liên quan, vật chất trang bị của Đảng ủy. Thực hiện chế độ bảo mật theo quy định của Đảng.
2. Phát hành các văn bản khi được BTV Đảng ủy giao và đồng ý. Tiếp nhận lưu trữ công văn đến, gửi công văn đi. Cùng với trực Đảng ủy tổng hợp báo cáo các số liệu về công tác Đảng.
3. Chuẩn bị vật chất, tài liệu cho hội nghị BTV, BCH và toàn Đảng bộ, Đại hội Đảng bộ.
4. Ghi chép văn bản hội nghị Đảng ủy, các văn bản có liên quan. Trực tiếp quản lý con dấu Đảng ủy. Theo dõi các hoạt động tài chính cho công tác Đảng, việc thu nộp đảng phí của đảng viên từ các chi bộ.