Huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa: Ngày một khởi sắc
Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 40km về phía Tây, huyện Thọ Xuân là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Là một huyện bán sơn địa với địa hình đa dạng, Thọ Xuân có nhiều điều kiện tốt để tận dụng các thế mạnh cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có Nghị quyết số 02-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015, huyện Thọ Xuân đang tiến bước mạnh mẽ trên con đường phát triển.
Trụ sở Huyện ủy huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.
Thọ Xuân sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 02- NQ/TU
Thọ Xuân của những năm 90 của thế kỷ XX được biết đến như là vùng sản xuất cây công nghiệp mía đường, với Nhà máy Đường Lam Sơn - nơi dẫn đầu phong trào mía đường trong cả nước, kết hợp với cây lúa. Trong quá trình phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, Thọ Xuân đã có những đóng góp không nhỏ về hiệu quả. Đó là nhờ sự thống nhất trong cách nghĩ, cách làm từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo cao nhất của huyện cho đến các cán bộ được người dân tin tưởng, ủng hộ.
Trong xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, huyện Thọ Xuân không chỉ dựa vào nông nghiệp mà cần tận dụng yếu tố địa hình đa dạng để phát triển công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư. Vấn đề xuất phát từ sự định hướng, vì thế, ngày 27/6/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015.
Với việc chỉ đạo kiên quyết, khoa học, chỉ đến cuối năm 2011, 100% tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã hoàn thành việc tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết 02-NQ/TU. Trong toàn Đảng bộ huyện đã tổ chức được 98% cán bộ, đảng viên và 95% quần chúng trong toàn Đảng bộ huyện được học tập, quán triệt Nghị quyết, sẵn sàng cho việc thực hiện. Kết quả sau 5 năm thực hiện là rất tích cực, đáng ghi nhận.
Bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư, các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, việc cải cách thủ tục hành chính là yếu tố rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Do vậy UBND huyện Thọ Xuân chỉ đạo niêm yết, công khai minh bạch theo quy trình một cửa, một cửa liên thông trong tất cả các lĩnh vực, nhất là cấp phép kinh doanh, xây dựng, quy hoạch...
Trong những năm qua, Thọ Xuân đã hoàn thiện quy hoạch chung các đô thị như: Mở rộng thị trấn Thọ Xuân, quy hoạch đô thị Xuân Lai, Quy hoạch mở rộng đô thị Lam Sơn - Sao Vàng và hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới cho 37 xã trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở quy hoạch chung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tiếp tục triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các phân khu như: Khu dân cư mới với diện tích (khoảng 10ha) thuộc đô thị Xuân Lai và quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư mới trạm thú y cũ thị trấn Thọ Xuân với diện tích (khoảng 6,2ha); khu dân cư TT Sao Vàng với diện tích khoảng 10ha.
Ông Lê Đình Hải - Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân
Thọ Xuân đặc biệt chú trọng phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống: Đang triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 cụm công nghiệp đô thị Xuân Lai (khoảng 16.8ha) và quy hoạch chi tiết 1/500 cụm công nghiệp thị trấn Thọ Xuân (khoảng 25,39ha) để kêu gọi thu hút các DN đầu tư. Tiếp tục rà soát quy hoạch hình thành 7 cụm theo đề án phát triển DN, trang trại, HTX, phát triển ngành nghề, dịch vụ thương mại và du lịch giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020.
Hiệu quả tích cực từ đường lối đúng đắn
Nhờ sự thuận lợi về chính sách và các thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh của huyện ngày càng được cải thiện. Thọ Xuân, với lợi thế là một trong tứ giác tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, việc quy hoạch lại Cảng hàng không Thọ Xuân thành sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng, cũng như hình thành và phát triển của khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, tiến hành các dự án giao thông là điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với địa phương.
Trong 5 năm thực hiện, việc huy động vốn đầu tư với tổng số vốn đạt 13.950 tỷ đồng (vượt 16,2% kế hoạch). Huyện đã thu hút được nhiều dự án đầu tư kinh doanh góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thực hiện những “việc lớn” nhưng không thể quên các công việc có liên quan, góp phần giúp cho nhiệm vụ thu hút, kêu gọi đầu tư được thuận lợi hơn. Đó là công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi người dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; vị trí, vai trò của DN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và của cả tỉnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết công việc và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ tốt cho công tác chuyên môn của các lĩnh vực. UBND huyện Thọ Xuân đang xây dựng đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn, dự kiến năm 2016 phê duyệt làm cơ sở thu hút, phát triển, xây dựng chất lượng nguồn nhân lực cho những năm tiếp theo, nhằm đáp ứng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - chính trị của huyện.
Cảng hàng không Thọ Xuân.
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo đào tạo, dạy nghề huyện phối hợp với các phòng ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức mở các lớp đào tạo nghề theo yêu cầu từng loại công việc cụ thể, phối hợp với doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động, tuyển dụng lao động và xuất khẩu lao động...
Để Thọ Xuân ngày một phát triển, xứng đáng là một trong những huyện đi đầu trong phát triển kinh tế xã hội của Thanh Hóa, Đảng bộ, chính quyền huyện Thọ Xuân đã đề ra hàng loạt giải pháp như: Bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Chú trọng công tác xúc tiến, đầu tư thương mại để xây dựng danh mục các dự án trên địa bàn huyện, để làm cơ sở vận động kêu gọi đầu tư hàng năm; Đưa vào hoạt động Trung tâm một cửa điện tử từ năm 2012 nhằm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin về các lĩnh vực, giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân. Đảm bảo an ninh, trật tự, tăng cường đấu tranh xử lý các hành vi gây khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư...
Với các giải pháp đồng bộ, để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân tin tưởng vào việc đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, kinh tế tăng trưởng qua từng năm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa.
Huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa: Ngày một khởi sắc
Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 40km về phía Tây, huyện Thọ Xuân là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Là một huyện bán sơn địa với địa hình đa dạng, Thọ Xuân có nhiều điều kiện tốt để tận dụng các thế mạnh cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có Nghị quyết số 02-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015, huyện Thọ Xuân đang tiến bước mạnh mẽ trên con đường phát triển.
Trụ sở Huyện ủy huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.
Thọ Xuân sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 02- NQ/TU
Thọ Xuân của những năm 90 của thế kỷ XX được biết đến như là vùng sản xuất cây công nghiệp mía đường, với Nhà máy Đường Lam Sơn - nơi dẫn đầu phong trào mía đường trong cả nước, kết hợp với cây lúa. Trong quá trình phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, Thọ Xuân đã có những đóng góp không nhỏ về hiệu quả. Đó là nhờ sự thống nhất trong cách nghĩ, cách làm từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo cao nhất của huyện cho đến các cán bộ được người dân tin tưởng, ủng hộ.
Trong xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, huyện Thọ Xuân không chỉ dựa vào nông nghiệp mà cần tận dụng yếu tố địa hình đa dạng để phát triển công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư. Vấn đề xuất phát từ sự định hướng, vì thế, ngày 27/6/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015.
Với việc chỉ đạo kiên quyết, khoa học, chỉ đến cuối năm 2011, 100% tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ huyện Thọ Xuân đã hoàn thành việc tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết 02-NQ/TU. Trong toàn Đảng bộ huyện đã tổ chức được 98% cán bộ, đảng viên và 95% quần chúng trong toàn Đảng bộ huyện được học tập, quán triệt Nghị quyết, sẵn sàng cho việc thực hiện. Kết quả sau 5 năm thực hiện là rất tích cực, đáng ghi nhận.
Bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư, các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, việc cải cách thủ tục hành chính là yếu tố rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Do vậy UBND huyện Thọ Xuân chỉ đạo niêm yết, công khai minh bạch theo quy trình một cửa, một cửa liên thông trong tất cả các lĩnh vực, nhất là cấp phép kinh doanh, xây dựng, quy hoạch...
Trong những năm qua, Thọ Xuân đã hoàn thiện quy hoạch chung các đô thị như: Mở rộng thị trấn Thọ Xuân, quy hoạch đô thị Xuân Lai, Quy hoạch mở rộng đô thị Lam Sơn - Sao Vàng và hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới cho 37 xã trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở quy hoạch chung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tiếp tục triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các phân khu như: Khu dân cư mới với diện tích (khoảng 10ha) thuộc đô thị Xuân Lai và quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư mới trạm thú y cũ thị trấn Thọ Xuân với diện tích (khoảng 6,2ha); khu dân cư TT Sao Vàng với diện tích khoảng 10ha.
Ông Lê Đình Hải - Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân
Thọ Xuân đặc biệt chú trọng phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống: Đang triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 cụm công nghiệp đô thị Xuân Lai (khoảng 16.8ha) và quy hoạch chi tiết 1/500 cụm công nghiệp thị trấn Thọ Xuân (khoảng 25,39ha) để kêu gọi thu hút các DN đầu tư. Tiếp tục rà soát quy hoạch hình thành 7 cụm theo đề án phát triển DN, trang trại, HTX, phát triển ngành nghề, dịch vụ thương mại và du lịch giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020.
Hiệu quả tích cực từ đường lối đúng đắn
Nhờ sự thuận lợi về chính sách và các thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh của huyện ngày càng được cải thiện. Thọ Xuân, với lợi thế là một trong tứ giác tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, việc quy hoạch lại Cảng hàng không Thọ Xuân thành sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng, cũng như hình thành và phát triển của khu công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, tiến hành các dự án giao thông là điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với địa phương.
Trong 5 năm thực hiện, việc huy động vốn đầu tư với tổng số vốn đạt 13.950 tỷ đồng (vượt 16,2% kế hoạch). Huyện đã thu hút được nhiều dự án đầu tư kinh doanh góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thực hiện những “việc lớn” nhưng không thể quên các công việc có liên quan, góp phần giúp cho nhiệm vụ thu hút, kêu gọi đầu tư được thuận lợi hơn. Đó là công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi người dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; vị trí, vai trò của DN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và của cả tỉnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết công việc và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ tốt cho công tác chuyên môn của các lĩnh vực. UBND huyện Thọ Xuân đang xây dựng đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn, dự kiến năm 2016 phê duyệt làm cơ sở thu hút, phát triển, xây dựng chất lượng nguồn nhân lực cho những năm tiếp theo, nhằm đáp ứng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - chính trị của huyện.
Cảng hàng không Thọ Xuân.
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo đào tạo, dạy nghề huyện phối hợp với các phòng ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức mở các lớp đào tạo nghề theo yêu cầu từng loại công việc cụ thể, phối hợp với doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động, tuyển dụng lao động và xuất khẩu lao động...
Để Thọ Xuân ngày một phát triển, xứng đáng là một trong những huyện đi đầu trong phát triển kinh tế xã hội của Thanh Hóa, Đảng bộ, chính quyền huyện Thọ Xuân đã đề ra hàng loạt giải pháp như: Bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Chú trọng công tác xúc tiến, đầu tư thương mại để xây dựng danh mục các dự án trên địa bàn huyện, để làm cơ sở vận động kêu gọi đầu tư hàng năm; Đưa vào hoạt động Trung tâm một cửa điện tử từ năm 2012 nhằm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin về các lĩnh vực, giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân. Đảm bảo an ninh, trật tự, tăng cường đấu tranh xử lý các hành vi gây khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư...
Với các giải pháp đồng bộ, để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân tin tưởng vào việc đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, kinh tế tăng trưởng qua từng năm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa.