Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn - nơi hậu thế bày tỏ sự tri ân công đức tiền nhân

Ngày 04/04/2024 13:35:47

 

- Nếu ví di sản văn hóa phi vật thể là "tài nguyên" làm đa dạng "hệ sinh thái" văn hóa, thì di tích được ví như "tiếng vọng hào hùng" của quá khứ, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, con người của mỗi vùng đất. Là "miền di sản", vùng đất "địa linh nhân kiệt", xứ Thanh đã lưu giữ nhiều di tích giá trị. Nổi bật trong số đó là Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn - nơi hậu thế bày tỏ sự tri ân công đức đối với Vua Lê Đại Hành.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn - nơi hậu thế bày tỏ sự tri ân công đức tiền nhân

Nghi môn nội - một công trình kiến trúc thuộc quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn. Ảnh: Thùy Linh

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn thuộc xã Xuân Lập (Thọ Xuân) là một công trình kiến trúc cổ có niên đại khoảng 1.000 năm. Đền được Nhân dân lập nên để tưởng nhớ công đức của vua Lê Đại Hành.

Tương truyền, thân mẫu Lê Hoàn đang đi bắt ốc bỗng thấy người khó chịu, bèn dừng chân nghỉ ngơi. Một lát sau thấy bụng đau và đã sinh hạ một bé trai với gương mặt phương phi, mắt sáng, tiếng khóc vang lớn như chuông. Không chỉ ra đời đặc biệt như một thánh nhân, mà thời niên thiếu của vua Lê Đại Hành cũng gắn với truyền thuyết rồng vàng ấp lên mình.

Về sự nghiệp hiển hách của Lê Đại Hành hoàng đế được các sử gia và hậu thế đúc kết là: phá Tống, bình Chiêm, ổn định đất nước, giữ yên bờ cõi và xây dựng quốc gia trở nên vững mạnh. Với khí chất hơn người, chăm đọc sách, ham võ nghệ, Lê Hoàn đã được vua Đinh Tiên Hoàng giao cai quản hàng ngàn quân sĩ và được thăng chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều Đinh. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bị giết hại, nhà Đinh dần suy yếu, phía Nam quân Chiêm Thành lăm le xâm phạm bờ cõi, phía Bắc nhà Tống chuẩn bị tràn sang xâm lược. Trước bối cảnh thù trong, giặc ngoài, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các tướng sĩ suy tôn lên ngôi thiên tử để an dân, trị quốc, diệt họa ngoại xâm.

Sau khi lên ngôi, Lê Đại Hành hoàng đế đã lập nhà Tiền Lê và lập nhiều chiến công hiển hách. Tiêu biểu là, trận Bạch Đằng giang, năm 981. Khi đó, quân Tống mang quân sang thôn tính nước ta, vua Lê Đại Hành đã cầm quân, xây thành, sai quân lính đóng cọc ngăn sông xây dựng thế trận trên sông Bạch Đằng khiến quân Tống bị vây đánh, thua tan tác. Trước đại thắng của trận Bạch Đằng giang, quân Tống phải công nhận Lê Hoàn là vua nước Đại Cồ Việt. Sau khi dẹp tan quân Tống, Lê Hoàn khởi binh đánh quân Chiêm Thành.

Lê Hoàn không chỉ là người lập nên vương triều Tiền Lê, nhà quân sự tài ba cũng là người có tài ngoại giao mềm dẻo. Ngoài ra, vua Lê Đại Hành còn chú trọng cải cách bộ máy Nhà nước, quan tâm lao động sản xuất, bảo vệ văn hóa dân tộc. Nhờ đó, dưới sự trị vì của vua Lê Đại Hành, nước ta ở vương triều Tiền Lê đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng, tạo nên một giai đoạn mới tươi sáng hơn cho Nhân dân, đất nước sau hàng nghìn năm Bắc thuộc.

Với công đức cao dày ấy, sau khi vua Lê Đại Hành mất, người dân đã lập đền thờ tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) để tưởng nhớ vị vua tài ba. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn di tích với lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với vua Lê Đại Hành, người có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc. Đồng thời, đền cũng là nơi người dân thực hành các nghi lễ thờ cúng người anh hùng dân tộc - vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê.

Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn là một quần thể những công trình kiến trúc thờ tự tưởng nhớ liên quan đến Lê Hoàn và những bậc sinh thành và nuôi dưỡng ông, đó là nền Sinh thánh, lăng Quốc mẫu, lăng Hoàng Khảo, lăng mộ Lê Đột. Đền thờ được kết cấu theo hình chữ Công, rộng 13 gian, gồm các nhà tiền đường, trung đường, hậu cung. Đền có hệ vì kèo đặc trưng cho văn hóa thời Tiền Lê. Hệ thống giá chiêng, chồng rường, kẻ bẩy, kèo góc được kết cấu liên kết tạo nên một tổng thể vững chãi cho ngôi đền. Cùng với lối chạm thủng, chạm nổi, chạm bong khiến cho ngôi đền nổi bật với những mảng trạm khắc phong phú và đa dạng. Với lối kiến trúc truyền thống cùng nghệ thuật trang trí đặc sắc, Đền thờ Lê Hoàn được đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay.

Đền thờ Lê Hoàn không chỉ nổi bật với lối kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, mà tại đây còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý. Nổi bật, là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế, sự nghiệp nhà vua và ruộng thờ cúng. 14 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn... Những hiện vật này vừa là minh chứng sống động cho một giai đoạn lịch sử, một con người vĩ đại vừa cho thấy nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của người dân xứ Thanh. Đó là tục thờ cúng tổ tiên; bày tỏ sự thành kính, tri ân công đức với những bậc tiền nhân tiên tổ; sự trân quý những giá trị văn hóa truyền thống. Bởi phải trân quý nhiều thế nào thì hậu thế nghìn năm sau vẫn gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với ngôi đền. Hàng năm, người dân tổ chức lễ hội (từ mùng 7 đến mùng 9-3 âm lịch) để tưởng nhớ, ngợi ca công đức của vua Lê Đại Hành.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật giá trị, Đền thờ Lê Hoàn được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1990 và đến năm 2018, Đền thờ Lê Hoàn được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Sự vinh danh này một lần nữa khẳng định những giá trị đặc sắc, quý báu của di tích, xứng tầm với nhân vật lịch sử được thờ tự cũng như vai trò quan trọng của hậu thế trong gìn giữ, phát huy giá trị di tích. Muốn làm được điều này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân cần chú trọng công tác bảo vệ, bảo tồn di sản theo các quy định của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các giá trị văn hóa của Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn nói riêng và các di tích, di sản trên địa bàn huyện nói chung; xây dựng và liên kết các điểm, di tích để bảo vệ và khai thác hiệu quả các di tích phục vụ phát triển du lịch.

Nguồn: (Baothanhhoa.vn)  

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn - nơi hậu thế bày tỏ sự tri ân công đức tiền nhân

Đăng lúc: 04/04/2024 13:35:47 (GMT+7)

 

- Nếu ví di sản văn hóa phi vật thể là "tài nguyên" làm đa dạng "hệ sinh thái" văn hóa, thì di tích được ví như "tiếng vọng hào hùng" của quá khứ, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, con người của mỗi vùng đất. Là "miền di sản", vùng đất "địa linh nhân kiệt", xứ Thanh đã lưu giữ nhiều di tích giá trị. Nổi bật trong số đó là Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn - nơi hậu thế bày tỏ sự tri ân công đức đối với Vua Lê Đại Hành.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn - nơi hậu thế bày tỏ sự tri ân công đức tiền nhân

Nghi môn nội - một công trình kiến trúc thuộc quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn. Ảnh: Thùy Linh

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn thuộc xã Xuân Lập (Thọ Xuân) là một công trình kiến trúc cổ có niên đại khoảng 1.000 năm. Đền được Nhân dân lập nên để tưởng nhớ công đức của vua Lê Đại Hành.

Tương truyền, thân mẫu Lê Hoàn đang đi bắt ốc bỗng thấy người khó chịu, bèn dừng chân nghỉ ngơi. Một lát sau thấy bụng đau và đã sinh hạ một bé trai với gương mặt phương phi, mắt sáng, tiếng khóc vang lớn như chuông. Không chỉ ra đời đặc biệt như một thánh nhân, mà thời niên thiếu của vua Lê Đại Hành cũng gắn với truyền thuyết rồng vàng ấp lên mình.

Về sự nghiệp hiển hách của Lê Đại Hành hoàng đế được các sử gia và hậu thế đúc kết là: phá Tống, bình Chiêm, ổn định đất nước, giữ yên bờ cõi và xây dựng quốc gia trở nên vững mạnh. Với khí chất hơn người, chăm đọc sách, ham võ nghệ, Lê Hoàn đã được vua Đinh Tiên Hoàng giao cai quản hàng ngàn quân sĩ và được thăng chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều Đinh. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bị giết hại, nhà Đinh dần suy yếu, phía Nam quân Chiêm Thành lăm le xâm phạm bờ cõi, phía Bắc nhà Tống chuẩn bị tràn sang xâm lược. Trước bối cảnh thù trong, giặc ngoài, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các tướng sĩ suy tôn lên ngôi thiên tử để an dân, trị quốc, diệt họa ngoại xâm.

Sau khi lên ngôi, Lê Đại Hành hoàng đế đã lập nhà Tiền Lê và lập nhiều chiến công hiển hách. Tiêu biểu là, trận Bạch Đằng giang, năm 981. Khi đó, quân Tống mang quân sang thôn tính nước ta, vua Lê Đại Hành đã cầm quân, xây thành, sai quân lính đóng cọc ngăn sông xây dựng thế trận trên sông Bạch Đằng khiến quân Tống bị vây đánh, thua tan tác. Trước đại thắng của trận Bạch Đằng giang, quân Tống phải công nhận Lê Hoàn là vua nước Đại Cồ Việt. Sau khi dẹp tan quân Tống, Lê Hoàn khởi binh đánh quân Chiêm Thành.

Lê Hoàn không chỉ là người lập nên vương triều Tiền Lê, nhà quân sự tài ba cũng là người có tài ngoại giao mềm dẻo. Ngoài ra, vua Lê Đại Hành còn chú trọng cải cách bộ máy Nhà nước, quan tâm lao động sản xuất, bảo vệ văn hóa dân tộc. Nhờ đó, dưới sự trị vì của vua Lê Đại Hành, nước ta ở vương triều Tiền Lê đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng, tạo nên một giai đoạn mới tươi sáng hơn cho Nhân dân, đất nước sau hàng nghìn năm Bắc thuộc.

Với công đức cao dày ấy, sau khi vua Lê Đại Hành mất, người dân đã lập đền thờ tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) để tưởng nhớ vị vua tài ba. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn di tích với lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với vua Lê Đại Hành, người có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc. Đồng thời, đền cũng là nơi người dân thực hành các nghi lễ thờ cúng người anh hùng dân tộc - vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê.

Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn là một quần thể những công trình kiến trúc thờ tự tưởng nhớ liên quan đến Lê Hoàn và những bậc sinh thành và nuôi dưỡng ông, đó là nền Sinh thánh, lăng Quốc mẫu, lăng Hoàng Khảo, lăng mộ Lê Đột. Đền thờ được kết cấu theo hình chữ Công, rộng 13 gian, gồm các nhà tiền đường, trung đường, hậu cung. Đền có hệ vì kèo đặc trưng cho văn hóa thời Tiền Lê. Hệ thống giá chiêng, chồng rường, kẻ bẩy, kèo góc được kết cấu liên kết tạo nên một tổng thể vững chãi cho ngôi đền. Cùng với lối chạm thủng, chạm nổi, chạm bong khiến cho ngôi đền nổi bật với những mảng trạm khắc phong phú và đa dạng. Với lối kiến trúc truyền thống cùng nghệ thuật trang trí đặc sắc, Đền thờ Lê Hoàn được đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay.

Đền thờ Lê Hoàn không chỉ nổi bật với lối kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, mà tại đây còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý. Nổi bật, là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế, sự nghiệp nhà vua và ruộng thờ cúng. 14 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn... Những hiện vật này vừa là minh chứng sống động cho một giai đoạn lịch sử, một con người vĩ đại vừa cho thấy nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của người dân xứ Thanh. Đó là tục thờ cúng tổ tiên; bày tỏ sự thành kính, tri ân công đức với những bậc tiền nhân tiên tổ; sự trân quý những giá trị văn hóa truyền thống. Bởi phải trân quý nhiều thế nào thì hậu thế nghìn năm sau vẫn gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với ngôi đền. Hàng năm, người dân tổ chức lễ hội (từ mùng 7 đến mùng 9-3 âm lịch) để tưởng nhớ, ngợi ca công đức của vua Lê Đại Hành.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật giá trị, Đền thờ Lê Hoàn được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1990 và đến năm 2018, Đền thờ Lê Hoàn được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Sự vinh danh này một lần nữa khẳng định những giá trị đặc sắc, quý báu của di tích, xứng tầm với nhân vật lịch sử được thờ tự cũng như vai trò quan trọng của hậu thế trong gìn giữ, phát huy giá trị di tích. Muốn làm được điều này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân cần chú trọng công tác bảo vệ, bảo tồn di sản theo các quy định của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các giá trị văn hóa của Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn nói riêng và các di tích, di sản trên địa bàn huyện nói chung; xây dựng và liên kết các điểm, di tích để bảo vệ và khai thác hiệu quả các di tích phục vụ phát triển du lịch.

Nguồn: (Baothanhhoa.vn)  

Thủ tục hành chính