DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, CÁCH XỬ TRÍ VÀ DỰ PHÒNG NGỘ ĐỘC NẤM ĐỘC
Có rất nhiều chủng loại nấm. Trên toàn thế giới có khoảng hơn 5.000 loại nấm, trong đó có hàng trăm loại nấm độc. Ở Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.
1. Hình thái nấm độc
Năm gồm 3 bộ phận: mũ nấm, đường xếp (tức ống nấm), cọng nấm.
Các loại nấm khác nhau thì các hình thái kết cấu của 3 bộ phận cũng khác nhau.
2. Phương pháp nhận biết nấm độc: Gồm có 3 phương pháp
2.1. Phương pháp hóa học
Là phương pháp phức tạp nhất, người ta tiến hành phân tích tìm các chất độc trong nấm. Không
phải cơ sở nào cũng thực hiện được, đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và kỹ thuật viên có tay nghề.
2.2. Phương pháp thử nghiệm trên động vật
Phương pháp này cũng không thể áp dụng rộng rãi được, cũng đòi hỏi cơ sở thí nghiệm có đủ các điều kiện trang thiết bị, động vật và kỹ thuật.
2.3. Nhận biết hình thái
Đây là phương pháp chủ yếu để nhận biết nấm độc và không độc. Người ta căn cứ vào hình thể màu sắc, kích thước... để phân loại các loại nấm ăn được và nấm độc. Căn cứ để xếp vào loại nấm ăn được dựa vào
Sự chỉ dẫn mang tính giáo khoa của các tài liệu khoa học, được xuất bản rộng rãi.
Kinh nghiệm của người dân vùng núi đã trải qua nhiều đời cha truyền con nối, phân biệt được nấm độc và nấm ăn được.
Sự kiểm định của các cơ quan thực vật học.
Kinh nghiệm dân gian cho rằng nấm độc là nam thường có màu sắc sặc sỡ, nấm có mấu, thân không dài, nấm có vị đắng, mùi thối, nấm nát, chảy ra sữa nấm thay đổi màu sắc... Tuy nhiên đây không phải là
các tiêu chuẩn để nhận biết nấm độc và nấm không độc.
3. Xử trí ngộ độc nấm độc
Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm (dựa vào: Có ăn nấm; có triệu chứng ngộ độc như nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các triệu chứng ngộ độc nấm đặc hiệu khác) phải gây nôn nếu bệnh nhân mới ăn nấm trong vòng 1 giờ; chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm.
Vận chuyển cấp cứu đến bệnh viện tuyến huyện các bệnh nhân ngộ độc nấm có triệu chứng sớm (xác định thời gian từ lúc ăn nấm đến lúc có triệu chứng ngộ độc nấm nếu dưới 6 tiếng); nếu hơn 6 tiếng cần được chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến tỉnh hoặc nơi có điều kiện lọc máu.
Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế.
- Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ năm còn lại tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.
4. Phòng tránh ngộ độc nấm
Cần nhớ là ngay cả chuyên gia về nấm cũng có thể bị nhầm nấm độc với nấm lành; chỉ sử dụng khi biết chắc chắn là nấm ăn được.
Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm rừng và nấm mọc tự nhiên bởi rất khó nhận biết nấm độc và nấm không độc. Nhìn bằng mắt thường cả nấm độc và nấm không độc đều rất hấp dẫn và rất khó phân biệt.
Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ.
Nấm độc nhất cũng có thể bị nhầm với nấm ăn được do trong một vài giai đoạn phát triển chúng giống nhau.
Trong đám nấm lành cũng có nấm độc.
Không phải nấm trắng là nấm không độc; có những loại nấm độc nhất cũng có màu trắng muốt và nấu ăn cũng ngọt "không cần mì chính" nhưng lại là loài nấm chính gây độc ở nước ta.
Nấm tươi ăn được nên nấu ăn ngay sau khi hái, nếu để ôi, giập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc./.
Tin cùng chuyên mục
-
Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố
23/04/2025 07:34:28 -
Bài tuyên truyền Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2025
15/04/2025 08:12:04 -
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025
14/01/2025 10:12:59 -
Các biện pháp thực hiện giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14/01/2025 09:32:02
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, CÁCH XỬ TRÍ VÀ DỰ PHÒNG NGỘ ĐỘC NẤM ĐỘC
Có rất nhiều chủng loại nấm. Trên toàn thế giới có khoảng hơn 5.000 loại nấm, trong đó có hàng trăm loại nấm độc. Ở Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.
1. Hình thái nấm độc
Năm gồm 3 bộ phận: mũ nấm, đường xếp (tức ống nấm), cọng nấm.
Các loại nấm khác nhau thì các hình thái kết cấu của 3 bộ phận cũng khác nhau.
2. Phương pháp nhận biết nấm độc: Gồm có 3 phương pháp
2.1. Phương pháp hóa học
Là phương pháp phức tạp nhất, người ta tiến hành phân tích tìm các chất độc trong nấm. Không
phải cơ sở nào cũng thực hiện được, đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và kỹ thuật viên có tay nghề.
2.2. Phương pháp thử nghiệm trên động vật
Phương pháp này cũng không thể áp dụng rộng rãi được, cũng đòi hỏi cơ sở thí nghiệm có đủ các điều kiện trang thiết bị, động vật và kỹ thuật.
2.3. Nhận biết hình thái
Đây là phương pháp chủ yếu để nhận biết nấm độc và không độc. Người ta căn cứ vào hình thể màu sắc, kích thước... để phân loại các loại nấm ăn được và nấm độc. Căn cứ để xếp vào loại nấm ăn được dựa vào
Sự chỉ dẫn mang tính giáo khoa của các tài liệu khoa học, được xuất bản rộng rãi.
Kinh nghiệm của người dân vùng núi đã trải qua nhiều đời cha truyền con nối, phân biệt được nấm độc và nấm ăn được.
Sự kiểm định của các cơ quan thực vật học.
Kinh nghiệm dân gian cho rằng nấm độc là nam thường có màu sắc sặc sỡ, nấm có mấu, thân không dài, nấm có vị đắng, mùi thối, nấm nát, chảy ra sữa nấm thay đổi màu sắc... Tuy nhiên đây không phải là
các tiêu chuẩn để nhận biết nấm độc và nấm không độc.
3. Xử trí ngộ độc nấm độc
Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm (dựa vào: Có ăn nấm; có triệu chứng ngộ độc như nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các triệu chứng ngộ độc nấm đặc hiệu khác) phải gây nôn nếu bệnh nhân mới ăn nấm trong vòng 1 giờ; chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm.
Vận chuyển cấp cứu đến bệnh viện tuyến huyện các bệnh nhân ngộ độc nấm có triệu chứng sớm (xác định thời gian từ lúc ăn nấm đến lúc có triệu chứng ngộ độc nấm nếu dưới 6 tiếng); nếu hơn 6 tiếng cần được chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến tỉnh hoặc nơi có điều kiện lọc máu.
Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế.
- Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ năm còn lại tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.
4. Phòng tránh ngộ độc nấm
Cần nhớ là ngay cả chuyên gia về nấm cũng có thể bị nhầm nấm độc với nấm lành; chỉ sử dụng khi biết chắc chắn là nấm ăn được.
Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm rừng và nấm mọc tự nhiên bởi rất khó nhận biết nấm độc và nấm không độc. Nhìn bằng mắt thường cả nấm độc và nấm không độc đều rất hấp dẫn và rất khó phân biệt.
Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ.
Nấm độc nhất cũng có thể bị nhầm với nấm ăn được do trong một vài giai đoạn phát triển chúng giống nhau.
Trong đám nấm lành cũng có nấm độc.
Không phải nấm trắng là nấm không độc; có những loại nấm độc nhất cũng có màu trắng muốt và nấu ăn cũng ngọt "không cần mì chính" nhưng lại là loài nấm chính gây độc ở nước ta.
Nấm tươi ăn được nên nấu ăn ngay sau khi hái, nếu để ôi, giập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc./.