Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và sử dụng thực phẩm trong mùa hè

Ngày 12/06/2024 10:22:37

Mùa hè với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao là điều kiện thuận lợi để các loại vi trùng, vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển và làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, người tiêu dùng cần lưu ý như sau: 

1. Lựa chọn thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, trước hết cần lựa chọn thực phẩm an toàn. Đối với các loại rau, củ quả nên lựa chọn theo mùa; bề mặt rau, củ quả không có đốm lạ và còn tươi nguyên cuống. Không nên mua rau, củ, quả có kích thước, hình dạng to, mập bất thường. Các loại rau, củ, quả phải gọt vỏ trước khi dùng sẽ an toàn hơn các loại dùng trực tiếp hay rau ăn lá.

Các sản phẩm thịt, cá nên mua vào buổi sáng sớm, chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, khô. Đối với thịt chế biến sẵn như lợn quay, giò, chả nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, quầy bán đảm bảo vệ sinh, có giá kê cao so với mặt đất, có tủ che đậy kín và cách biệt nguồn ô nhiễm.

Đối với thực phẩm bao gói sẵn, đồ hộp trước hết cần lựa chọn sản phẩm còn hạn sử dụng, nguyên tem nhãn, được người bán bảo quản nơi khô ráo, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Tuyệt đối không mua sản phẩm có bao bì bị biến dạng, rách, móp. 

2. Bảo quản thực phẩm

Vào mùa hè, thực phẩm là rau, củ, quả dễ mất nước do thời tiết nắng nóng. Vì vậy, với các loại rau nếu chưa sử dụng ngay nê  nhặt bỏ gốc và lá sâu, già cho vào túi đựng thực phẩm buộc kín, để vào ngăn mát tủ lạnh. Với trái cây thì rửa sạch để ráo nước và bảo quản trong ngăn mát.

Thực phẩm tươi sống không nên dự trữ quá nhiều và lâu ngày vì dễ hư hỏng và mất giá trị dinh dưỡng khi sử dụng. Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh. Thời gian bảo quản ở ngăn mát tốt nhất không quá 24 giờ.

Đối với các loại thực phẩm sau khi nấu chín cần để nguội, để riêng từng loại vào các hộp đựng thực phẩm có nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và cất vào tủ lạnh. Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.Trước khi ăn phải nấu lại cho sôi kỹ các món ăn này và chỉ nên ăn lại một lần sau đó.

Nếu có nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, nên hạ thấp nhiệt độ của tủ để việc bảo quản được tốt hơn. Bên cạnh đó, nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên (1-2 tuần lau chùi một lần), lau các vết bẩn ngay khi xuất hiện để giúp giảm sự tăng trưởng và ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. 

3. Chế biến và sử dụng thực phẩm

Mùa hè thường khan hiếm nguồn nước sách để phục vụ chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó thời tiết nóng còn làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của vi khuẩn, côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột... cho nên vào mùa hè  thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩm, biến chất. Vì vậy, sau khi chế biến nên ăn ngay. Che đậy thực phẩm nếu chưa sử dụng và đun kỹ thực phẩm khi sử dụng lại.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng nước đá dùng liền cũng tăng cao trong mùa hè. Người tiêu dùng nên mua nước đá dùng liền của cơ sở uy tín, đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và tuyệt đối không sử dụng nước đá đã bị chảy nước. Đối với hộ gia đình, nên sử dụng nước đung sôi để nguội để làm đá và bọc kỹ các loại thực phẩm bảo quản ở ngăn đá để tránh nhiễm khuẩn chéo từ thực phẩm sống sang nước đá dùng liền.

  

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và sử dụng thực phẩm trong mùa hè

Đăng lúc: 12/06/2024 10:22:37 (GMT+7)

Mùa hè với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao là điều kiện thuận lợi để các loại vi trùng, vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển và làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, người tiêu dùng cần lưu ý như sau: 

1. Lựa chọn thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, trước hết cần lựa chọn thực phẩm an toàn. Đối với các loại rau, củ quả nên lựa chọn theo mùa; bề mặt rau, củ quả không có đốm lạ và còn tươi nguyên cuống. Không nên mua rau, củ, quả có kích thước, hình dạng to, mập bất thường. Các loại rau, củ, quả phải gọt vỏ trước khi dùng sẽ an toàn hơn các loại dùng trực tiếp hay rau ăn lá.

Các sản phẩm thịt, cá nên mua vào buổi sáng sớm, chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, khô. Đối với thịt chế biến sẵn như lợn quay, giò, chả nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, quầy bán đảm bảo vệ sinh, có giá kê cao so với mặt đất, có tủ che đậy kín và cách biệt nguồn ô nhiễm.

Đối với thực phẩm bao gói sẵn, đồ hộp trước hết cần lựa chọn sản phẩm còn hạn sử dụng, nguyên tem nhãn, được người bán bảo quản nơi khô ráo, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Tuyệt đối không mua sản phẩm có bao bì bị biến dạng, rách, móp. 

2. Bảo quản thực phẩm

Vào mùa hè, thực phẩm là rau, củ, quả dễ mất nước do thời tiết nắng nóng. Vì vậy, với các loại rau nếu chưa sử dụng ngay nê  nhặt bỏ gốc và lá sâu, già cho vào túi đựng thực phẩm buộc kín, để vào ngăn mát tủ lạnh. Với trái cây thì rửa sạch để ráo nước và bảo quản trong ngăn mát.

Thực phẩm tươi sống không nên dự trữ quá nhiều và lâu ngày vì dễ hư hỏng và mất giá trị dinh dưỡng khi sử dụng. Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh. Thời gian bảo quản ở ngăn mát tốt nhất không quá 24 giờ.

Đối với các loại thực phẩm sau khi nấu chín cần để nguội, để riêng từng loại vào các hộp đựng thực phẩm có nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và cất vào tủ lạnh. Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.Trước khi ăn phải nấu lại cho sôi kỹ các món ăn này và chỉ nên ăn lại một lần sau đó.

Nếu có nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, nên hạ thấp nhiệt độ của tủ để việc bảo quản được tốt hơn. Bên cạnh đó, nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên (1-2 tuần lau chùi một lần), lau các vết bẩn ngay khi xuất hiện để giúp giảm sự tăng trưởng và ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. 

3. Chế biến và sử dụng thực phẩm

Mùa hè thường khan hiếm nguồn nước sách để phục vụ chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó thời tiết nóng còn làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của vi khuẩn, côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột... cho nên vào mùa hè  thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩm, biến chất. Vì vậy, sau khi chế biến nên ăn ngay. Che đậy thực phẩm nếu chưa sử dụng và đun kỹ thực phẩm khi sử dụng lại.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng nước đá dùng liền cũng tăng cao trong mùa hè. Người tiêu dùng nên mua nước đá dùng liền của cơ sở uy tín, đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và tuyệt đối không sử dụng nước đá đã bị chảy nước. Đối với hộ gia đình, nên sử dụng nước đung sôi để nguội để làm đá và bọc kỹ các loại thực phẩm bảo quản ở ngăn đá để tránh nhiễm khuẩn chéo từ thực phẩm sống sang nước đá dùng liền.

  

Công khai giải quyết TTHC