AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI NGƯỜI
Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người khi tham gia giao thông. Trên phạm vi cả nước, mỗi ngày xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông làm chết và bị thương nhiều người; hậu quả để lại nỗi đau cho người thân, thêm một gánh nặng cho xã hội và gây tổn thất về vật chất của gia đình và xã hội. Trước thực trạng đó, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, để làm thay đổi thái độ, hành vi tự giác chấp hành của người tham gia giao thông luôn được xem là mục tiêu quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Cùng với đó việc thực hiện tốt công tác giải tỏa hành lanh an toàn giao thông đường bộ tại các tuyến đường trọng điểm, khu vực đông dân cư, ngăn chặn và xử lý nghiêm, không để tình trạng lấn chiếm và tái chiếm hành lang an toàn giao thông. Đối với các hộ dân ven các tuyến đường, khu phố không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để treo biển quảng cáo, làm mái che, bày hàng kinh doanh buôn bán, gây cản trở giao thông. Đối với người đi bộ, đi trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định, đi đúng vạch sơn tại nút giao, bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép, quan sát kỹ khi đi qua các nút giao, không tụ tập dưới lòng đường. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông có gắn động cơ, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm đúng cách; không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ; không vượt đèn đỏ; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường; không đi xe trên hè phố; dừng, đỗ xe đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.
Đồng thời các ngành chức năng và chính quyền cấp xã, thị trấn tiến hành rà soát trên các tuyến giao thông, phát hiện các điểm đen những công trình đường bộ chưa hợp lý để kịp thời kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục. Xem công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người dân. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện luật giao thông, cần đặc biệt quan tâm nâng cao kỹ năng cho người lái xe mô tô, xe máy, xe có gắn động cơ.
Để hạn chế tối đa tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và của toàn xã hội, hơn ai hết mỗi người dân khi tham gia giao thông hãy ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Rất cần có sự tăng cường nhiều mặt để đẩy mạnh có hiệu quả công tác tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Có như vậy, mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông trong thời gian tới mới chuyển biến tích cực hơn. Mỗi gia đình, các bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội hãy giáo dục tuyên truyền, nhắc nhở người thân trong gia đình chấp hành tốt luật giao thôngvà tiến tới xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn, thân thiện, góp phần giảm thiểu về tai nạn giao thông./.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI NGƯỜI
Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người khi tham gia giao thông. Trên phạm vi cả nước, mỗi ngày xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông làm chết và bị thương nhiều người; hậu quả để lại nỗi đau cho người thân, thêm một gánh nặng cho xã hội và gây tổn thất về vật chất của gia đình và xã hội. Trước thực trạng đó, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, để làm thay đổi thái độ, hành vi tự giác chấp hành của người tham gia giao thông luôn được xem là mục tiêu quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Cùng với đó việc thực hiện tốt công tác giải tỏa hành lanh an toàn giao thông đường bộ tại các tuyến đường trọng điểm, khu vực đông dân cư, ngăn chặn và xử lý nghiêm, không để tình trạng lấn chiếm và tái chiếm hành lang an toàn giao thông. Đối với các hộ dân ven các tuyến đường, khu phố không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để treo biển quảng cáo, làm mái che, bày hàng kinh doanh buôn bán, gây cản trở giao thông. Đối với người đi bộ, đi trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định, đi đúng vạch sơn tại nút giao, bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép, quan sát kỹ khi đi qua các nút giao, không tụ tập dưới lòng đường. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông có gắn động cơ, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm đúng cách; không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ; không vượt đèn đỏ; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường; không đi xe trên hè phố; dừng, đỗ xe đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.
Đồng thời các ngành chức năng và chính quyền cấp xã, thị trấn tiến hành rà soát trên các tuyến giao thông, phát hiện các điểm đen những công trình đường bộ chưa hợp lý để kịp thời kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục. Xem công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người dân. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện luật giao thông, cần đặc biệt quan tâm nâng cao kỹ năng cho người lái xe mô tô, xe máy, xe có gắn động cơ.
Để hạn chế tối đa tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và của toàn xã hội, hơn ai hết mỗi người dân khi tham gia giao thông hãy ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Rất cần có sự tăng cường nhiều mặt để đẩy mạnh có hiệu quả công tác tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Có như vậy, mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông trong thời gian tới mới chuyển biến tích cực hơn. Mỗi gia đình, các bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội hãy giáo dục tuyên truyền, nhắc nhở người thân trong gia đình chấp hành tốt luật giao thôngvà tiến tới xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn, thân thiện, góp phần giảm thiểu về tai nạn giao thông./.