BÀI TRUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi họng của người bệnh.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu phát hiện muộn hoặc không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa cấp, viêm phế quản, tiêu chảy, mờ hoặc loét giác mạc, viêm phổi nặng có thể dẫn đến tử vong, phụ nữ có thai mắc sởi có thể gây sảy thai, đẻ non,...
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tại một số địa phương đã tăng lên nhất là TP. Hồ Chí Minh đã công bố dịch bệnh sởi; tại Thanh Hóa từ đầu năm 2024 đến nay đã giáp sát, nghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh sởi rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi:
Sốt và phát ban là hai biểu hiện chính của bệnh. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sần (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toàn thân. Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, tiêu chảy…
Xử trí khi trẻ mắc sởi, nghi ngờ sởi:
Cách ly trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi với trẻ không mắc bệnh trong vòng 7 ngày từ khi phát ban. Cho trẻ ở phòng riêng và đảm bảo thông thoáng.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ mắt của trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước (Oresol, nước lọc…) đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy.
Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.
Các biện pháp phòng bệnh sởi
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, nên dự phòng là yếu tố tiên quyết.
1. Tiêm phòng
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Mũi 1 tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi được tiêm vắc xin sởi miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tại các trạm y tế xã/phường. Trẻ trên 2 tuổi và người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần tiêm sớm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ.
2. Vệ sinh phòng bệnh
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, các vật dụng cho trẻ. Giữ cho nhà ở, phòng học luôn thông thoáng.
Không cho trẻ tiếp xúc và dùng chung vật dụng, đồ chơi với trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi. Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, tại nơi có dịch sởi.
Tin cùng chuyên mục
-
Quyết định công bố Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo/Sở Nội vụ/ UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa
19/12/2024 08:42:37 -
HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐÓI, RÉT, DỊCH BỆNH CHO GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN
13/12/2024 11:14:46 -
BÀI TRUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
12/12/2024 09:14:35 -
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
09/12/2024 08:51:17
BÀI TRUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi họng của người bệnh.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu phát hiện muộn hoặc không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa cấp, viêm phế quản, tiêu chảy, mờ hoặc loét giác mạc, viêm phổi nặng có thể dẫn đến tử vong, phụ nữ có thai mắc sởi có thể gây sảy thai, đẻ non,...
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tại một số địa phương đã tăng lên nhất là TP. Hồ Chí Minh đã công bố dịch bệnh sởi; tại Thanh Hóa từ đầu năm 2024 đến nay đã giáp sát, nghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh sởi rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi:
Sốt và phát ban là hai biểu hiện chính của bệnh. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sần (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toàn thân. Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, tiêu chảy…
Xử trí khi trẻ mắc sởi, nghi ngờ sởi:
Cách ly trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi với trẻ không mắc bệnh trong vòng 7 ngày từ khi phát ban. Cho trẻ ở phòng riêng và đảm bảo thông thoáng.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ mắt của trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước (Oresol, nước lọc…) đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy.
Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.
Các biện pháp phòng bệnh sởi
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, nên dự phòng là yếu tố tiên quyết.
1. Tiêm phòng
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Mũi 1 tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi được tiêm vắc xin sởi miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tại các trạm y tế xã/phường. Trẻ trên 2 tuổi và người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần tiêm sớm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ.
2. Vệ sinh phòng bệnh
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, các vật dụng cho trẻ. Giữ cho nhà ở, phòng học luôn thông thoáng.
Không cho trẻ tiếp xúc và dùng chung vật dụng, đồ chơi với trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi. Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, tại nơi có dịch sởi.