Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Bài tuyên truyền Bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 07/05/2021 10:06:31


Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tiến hành vào ngày 23/5/2021.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức.

Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

1. Mục đích, ý nghĩa của Cuộc bầu cử

Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước được tổ chức trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra thành công tốt đẹp. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Đặc biệt, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố bất ổn. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Trước tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân nhân theo Hiến pháp phăm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2015, Luật tổ chức Chính quyền địa phương, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 đã và đang đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ mới. Với tầm quan trọng to lớn như vậy Cuộc bầu cử phải được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.

 

2. Quốc hội và Hội đồng nhân dân

- Về vị trí, vai trò của Quốc hội: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, trên tất cả các lĩnh vực dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và Pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, đại diện.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội nước ta liên tục trải qua 14 khóa hoạt động, phục vụ nhân dân, đóng góp to lớn vào những thắng lợi của đất nước hơn 75 năm qua. Trong cuộc đổi mới, Quốc hội đã nâng cao tổ chức và hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, nhất là khi nước ta hội nhập kinh tế và trước tình hình hiện nay, tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội khóa XV.

- Vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri địa phương bầu ra.

- Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý trí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội trịu trách nhiệm trước cử tri và Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu mình. Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

- Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý trí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

- Tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội; Đại biểu Hội đồng nhân dân

Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Số lượng đại biểu Quốc hội và HĐND: Trong tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.

 

Theo thông báo phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Số đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu của tỉnh Thanh Hóa là 14 đại biểu. Số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu là 85 đại biểu. Số đại biểu HĐND huyện Thọ Xuân khóa XX nhiệm lỳ 2021-2026 được bầu là 37 đại biểu trên tổng số 12 đơn vị bầu cử. Số đại biểu HĐND xã Xuân Bái khóa XX nhiệm lỳ 2021-2026 được bầu là 25 đại biểu trên 8 đơn vị bầu cử. Trong đó có 7 đơn vị bầu 3 đại biểu, 1 đơn vị bầu 4 đại biểu.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công sẽ là một thắng lợi của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Để góp phần vào thắng lợi đó cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Xuân Bái phải ra sức chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử, nhất là thực hiện tốt quyền của công dân, bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành thực sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân./.

 

 

TIỂU BAN TT BC XÃ XUÂN BÁI

 

 

Bài tuyên truyền Bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Đăng lúc: 07/05/2021 10:06:31 (GMT+7)


Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tiến hành vào ngày 23/5/2021.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức.

Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

1. Mục đích, ý nghĩa của Cuộc bầu cử

Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước được tổ chức trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra thành công tốt đẹp. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Đặc biệt, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố bất ổn. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Trước tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân nhân theo Hiến pháp phăm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2015, Luật tổ chức Chính quyền địa phương, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 đã và đang đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ mới. Với tầm quan trọng to lớn như vậy Cuộc bầu cử phải được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.

 

2. Quốc hội và Hội đồng nhân dân

- Về vị trí, vai trò của Quốc hội: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, trên tất cả các lĩnh vực dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và Pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, đại diện.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội nước ta liên tục trải qua 14 khóa hoạt động, phục vụ nhân dân, đóng góp to lớn vào những thắng lợi của đất nước hơn 75 năm qua. Trong cuộc đổi mới, Quốc hội đã nâng cao tổ chức và hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, nhất là khi nước ta hội nhập kinh tế và trước tình hình hiện nay, tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội khóa XV.

- Vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri địa phương bầu ra.

- Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý trí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội trịu trách nhiệm trước cử tri và Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu mình. Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

- Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý trí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

- Tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội; Đại biểu Hội đồng nhân dân

Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Số lượng đại biểu Quốc hội và HĐND: Trong tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.

 

Theo thông báo phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Số đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu của tỉnh Thanh Hóa là 14 đại biểu. Số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu là 85 đại biểu. Số đại biểu HĐND huyện Thọ Xuân khóa XX nhiệm lỳ 2021-2026 được bầu là 37 đại biểu trên tổng số 12 đơn vị bầu cử. Số đại biểu HĐND xã Xuân Bái khóa XX nhiệm lỳ 2021-2026 được bầu là 25 đại biểu trên 8 đơn vị bầu cử. Trong đó có 7 đơn vị bầu 3 đại biểu, 1 đơn vị bầu 4 đại biểu.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công sẽ là một thắng lợi của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Để góp phần vào thắng lợi đó cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Xuân Bái phải ra sức chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử, nhất là thực hiện tốt quyền của công dân, bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành thực sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân./.

 

 

TIỂU BAN TT BC XÃ XUÂN BÁI

 

 

Công khai giải quyết TTHC