Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Ngày 28/12/2022 11:17:57

Trong mấy ngày gần đây trên địa bàn xã Xuân Minh tại điểm trường mầm non đã có nhiều trẻ xuất hiện với các triệu chứng sốt, người mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sau vài ngày xuất hiện các phỏng nước trên da rải rác khắp cơ thể kèm theo ngứa. Sau khi nắm bắt thông tin, Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân đã thành lập đoàn giám sát điều tra, xác minh ca bệnh tại trường mầm non và gia đình có các cháu mắc bệnh.

 Qua xác minh điều tra, đoàn kết luận theo dõi diễn biến dịch Thủy đậu trên địa bàn xã Xuân Minh và tiến hành triển khai các biện pháp phòng chống dịch.  

Để biết rõ  bệnh Thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm virus cấp tính, với triệu chứng sốt nhẹ, phát ban. Ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục đến nốt vảy. 

1. Tác nhân gây bệnh:

Virus thủy đậu là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn nên có tên là virus thủy đậu - zona. Virus sống được vài ngày trong vảy thủy đậu tung vào không khí. Virus rất dễ chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng. 

2. Đặc điểm dịch tễ:

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi người có thể mắc bệnh thủy đậu. 90% trẻ dưới 15 tuổi có thể mắc bệnh đặc biệt là độ tuổi học mầm non. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và mùa đông - xuân. 

3. Phương thức lây truyền:

Lây từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nôt phỏng hoặc niêm mạc. Bệnh rất dễ lây nhiễm.

- Triệu trứng thường xuất hiện từ 14-16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.

- Biểu hiện của bệnh.

+ Sốt nhẹ từ 1-2 ngày.

+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn than phát ban.

+ Ban thủy đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước .

+ Đầu tiên ban mọc ở đầu,mặt, cổ,thân người và các chi.

+ Ban thủy đậu thường rất ngứa. 

4. Biến chứng của thủy đậu

Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.

- Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

- Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, virus thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông).

- Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay, chân, trẻ bị bại não, sẹo bẩm sinh...

- Còn nếu trẻ bị trong những ngày mới sinh bệnh sẽ rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi. 

5. Các biện pháp phòng, chống dịch: 

a) Chăm sóc 

- Cách ly trẻ mắc bệnh tại nhà, không cho trẻ đến trường.

- Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt.

- Tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanhmethylen; Su bạc.

- Nên cách ly người bênh 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.

- Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh...

- Vệ sinh cá nhận sạch sẽ. Khử khuẩn toàn bộ bề mặt nhà ở, ngâm các đồ dùng, trò chơi bằng CloraminB, cốc, bát đũa được trùng qua nước sôi và sấy khô trước khi sử dụng.

- Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.

- Chú ý cắt ngắn móng tay, giữ sạch tay.

- Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.

- Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.

- Nếu phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng phải chuyền trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời tránh biến chứng sảy ra. 

b) Phòng bệnh

Bệnh Thủy đậu đã có vắc xin phòng bệnh. Vậy nên tiêm chủng là cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất.

Hiện nay Trung tâm Y tế Thọ Xuân đang triển khai tiêm dịch vụ vaccin phòng bệnh Thủy đậu cho trẻ em như sau:

+ Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5ml dưới da;

+ Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

Bệnh thủy đậu tuy nhẹ nhưng chúng ta phải chăm sóc, điều trị tốt để đề phòng biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra như nhiễm trùng nốt phỏng, viêm phổi, viêm màng não... 

c) Biện pháp chống dịch

- Cách ly trẻ mắc thủy đậu ở nhà trong 10 ngày. Trẻ tiếp xúc với người bị thủy đậu cần cách ly 11 - 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với người khác.

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng ;

- Đeo khẩu trang cho người bệnh và người lành khi tiếp xúc;

- Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng.

- Tuyên truyền cho các giáo viên về công tác phòng bệnh Thủy đậu

Trên đây là các biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu, rất mong người dân thực hiện tốt để phòng, chống bệnh thủy đậu và các bệnh dịch khác./.

 Trạm Y tế xã Xuân Bái

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Đăng lúc: 28/12/2022 11:17:57 (GMT+7)

Trong mấy ngày gần đây trên địa bàn xã Xuân Minh tại điểm trường mầm non đã có nhiều trẻ xuất hiện với các triệu chứng sốt, người mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sau vài ngày xuất hiện các phỏng nước trên da rải rác khắp cơ thể kèm theo ngứa. Sau khi nắm bắt thông tin, Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân đã thành lập đoàn giám sát điều tra, xác minh ca bệnh tại trường mầm non và gia đình có các cháu mắc bệnh.

 Qua xác minh điều tra, đoàn kết luận theo dõi diễn biến dịch Thủy đậu trên địa bàn xã Xuân Minh và tiến hành triển khai các biện pháp phòng chống dịch.  

Để biết rõ  bệnh Thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm virus cấp tính, với triệu chứng sốt nhẹ, phát ban. Ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục đến nốt vảy. 

1. Tác nhân gây bệnh:

Virus thủy đậu là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn nên có tên là virus thủy đậu - zona. Virus sống được vài ngày trong vảy thủy đậu tung vào không khí. Virus rất dễ chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng. 

2. Đặc điểm dịch tễ:

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi người có thể mắc bệnh thủy đậu. 90% trẻ dưới 15 tuổi có thể mắc bệnh đặc biệt là độ tuổi học mầm non. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và mùa đông - xuân. 

3. Phương thức lây truyền:

Lây từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nôt phỏng hoặc niêm mạc. Bệnh rất dễ lây nhiễm.

- Triệu trứng thường xuất hiện từ 14-16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.

- Biểu hiện của bệnh.

+ Sốt nhẹ từ 1-2 ngày.

+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn than phát ban.

+ Ban thủy đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước .

+ Đầu tiên ban mọc ở đầu,mặt, cổ,thân người và các chi.

+ Ban thủy đậu thường rất ngứa. 

4. Biến chứng của thủy đậu

Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.

- Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

- Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, virus thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông).

- Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay, chân, trẻ bị bại não, sẹo bẩm sinh...

- Còn nếu trẻ bị trong những ngày mới sinh bệnh sẽ rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi. 

5. Các biện pháp phòng, chống dịch: 

a) Chăm sóc 

- Cách ly trẻ mắc bệnh tại nhà, không cho trẻ đến trường.

- Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt.

- Tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanhmethylen; Su bạc.

- Nên cách ly người bênh 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.

- Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh...

- Vệ sinh cá nhận sạch sẽ. Khử khuẩn toàn bộ bề mặt nhà ở, ngâm các đồ dùng, trò chơi bằng CloraminB, cốc, bát đũa được trùng qua nước sôi và sấy khô trước khi sử dụng.

- Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.

- Chú ý cắt ngắn móng tay, giữ sạch tay.

- Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.

- Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.

- Nếu phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng phải chuyền trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời tránh biến chứng sảy ra. 

b) Phòng bệnh

Bệnh Thủy đậu đã có vắc xin phòng bệnh. Vậy nên tiêm chủng là cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất.

Hiện nay Trung tâm Y tế Thọ Xuân đang triển khai tiêm dịch vụ vaccin phòng bệnh Thủy đậu cho trẻ em như sau:

+ Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5ml dưới da;

+ Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

Bệnh thủy đậu tuy nhẹ nhưng chúng ta phải chăm sóc, điều trị tốt để đề phòng biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra như nhiễm trùng nốt phỏng, viêm phổi, viêm màng não... 

c) Biện pháp chống dịch

- Cách ly trẻ mắc thủy đậu ở nhà trong 10 ngày. Trẻ tiếp xúc với người bị thủy đậu cần cách ly 11 - 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với người khác.

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng ;

- Đeo khẩu trang cho người bệnh và người lành khi tiếp xúc;

- Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng.

- Tuyên truyền cho các giáo viên về công tác phòng bệnh Thủy đậu

Trên đây là các biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu, rất mong người dân thực hiện tốt để phòng, chống bệnh thủy đậu và các bệnh dịch khác./.

 Trạm Y tế xã Xuân Bái

 

Công khai giải quyết TTHC