BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
Suy dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ em để lại hậu quả rất nặng nề không những cho cá nhân gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ kém phát triển về thể chất, trí tuệ, tầm vóc, năng lực vận động và tư duy kém, dể mắc bệnh tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường.
- Để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phụ nữ khi có thai cần được khám thai ít nhất 3 lần và tiêm 2 mũi vắcxin VAT phòng, ngừa uốn ván khi sinh. Trong lúc mang thai phụ nữ cần ăn uống nhiều hơn bình thường ăn đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng và uống viên sắt đầy đủ lúc mang thai đến 1 tháng sau sinh.
- Trẻ sinh ra phải được bú sớm trong vòng 1giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu duy trì cho trẻ bú đến 24 tháng. Từ tháng thứ 7 tập cho trẻ ăn dặm ngoài bột, ăn dặm trẻ cần được ăn đủ những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, tôm cua, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, dầu mỡ, rau xanh và các loại trái cây chín, sử dụng muối íôt.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và uống vitamin A bổ sung. Chăm sóc trẻ tốt trong và sau khi trẻ mắc bệnh, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun, sán.
- Hàng tháng đưa trẻ đến trạm y tế cân, theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng.
- Vì tương lai trẻ em, vì chất lượng giống nòi hạnh phúc của gia đình và xã hội hãy thực hiện tốt phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Khi bạn có nghi ngờ con, cháu mình bị suy dinh dưỡng ( khi trẻ có các dấu hiệu chậm tăng cân, dụng tóc, đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng...) nên cho trẻ đến Trạm Y tế xã để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, để trẻ có thể phát triển bình thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
Suy dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ em để lại hậu quả rất nặng nề không những cho cá nhân gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ kém phát triển về thể chất, trí tuệ, tầm vóc, năng lực vận động và tư duy kém, dể mắc bệnh tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường.
- Để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phụ nữ khi có thai cần được khám thai ít nhất 3 lần và tiêm 2 mũi vắcxin VAT phòng, ngừa uốn ván khi sinh. Trong lúc mang thai phụ nữ cần ăn uống nhiều hơn bình thường ăn đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng và uống viên sắt đầy đủ lúc mang thai đến 1 tháng sau sinh.
- Trẻ sinh ra phải được bú sớm trong vòng 1giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu duy trì cho trẻ bú đến 24 tháng. Từ tháng thứ 7 tập cho trẻ ăn dặm ngoài bột, ăn dặm trẻ cần được ăn đủ những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, tôm cua, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, dầu mỡ, rau xanh và các loại trái cây chín, sử dụng muối íôt.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và uống vitamin A bổ sung. Chăm sóc trẻ tốt trong và sau khi trẻ mắc bệnh, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun, sán.
- Hàng tháng đưa trẻ đến trạm y tế cân, theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng.
- Vì tương lai trẻ em, vì chất lượng giống nòi hạnh phúc của gia đình và xã hội hãy thực hiện tốt phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Khi bạn có nghi ngờ con, cháu mình bị suy dinh dưỡng ( khi trẻ có các dấu hiệu chậm tăng cân, dụng tóc, đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng...) nên cho trẻ đến Trạm Y tế xã để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, để trẻ có thể phát triển bình thường.