BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, vì quyền lợi của người lao động và Nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH thực hiện
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA: Là công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên và không thuộc nhóm người tham gia BHXH bắt buộc như những người làm các công việc tự do, công việc tự làm có thu nhập. Ví dụ: thợ cắt tóc, gội đầu, spa, xe ôm, tiểu thương, lao động tự do, nội trợ.
QUYỀN LỢI KHI THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN
1. Hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động: Đây là nguồn thu nhập quan trọng, ổn định hàng tháng để người lao động có điều kiện đảm bảo cuộc sống khi về già, tự chủ hơn trong cuộc sống.
Lương hưu luôn được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng để bảo toàn về giá trị theo thời gian. Hàng năm Bộ LĐ-TB&XH đều ban hành quyết định về vấn đề này. Gần đây nhất từ ngày 01/01/2022 lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh tăng 7,4%
2. Được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Quyền lợi của mã thẻ này được hưởng lên tới 95% chi phí khám chữa bệnh, cao hơn mức hưởng 80% nếu tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình.
3. Được hỗ trợ mức đóng: Nhà nước hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn: 30% đối với hộ nghèo, 25% với hộ cận nghèo, 10% cho nhóm khác.
Hiện nay chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000đ/người/tháng. Vì vậy mức hỗ trợ sẽ là:
- Hộ nghèo: 99.000đ/ người/tháng (Tăng 52.800đ so với năm 2021)
- Hộ cận nghèo: 82.500đ/người/tháng (Tăng 44.000đ so với năm 2021)
- Các nhóm khác: 33.000đ/người/tháng (Tăng 17.600đ so với năm 2021)
4. Trợ cấp mai tang và chế độ tử tuất:
Khi người tham gia BHXH tự nguyện mất:
- Thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
- Người lo mai tháng sẽ được hưởng trợ cấp mai tang
Mức hưởng = 10 lần lương cơ sở tại thời điểm mất. Nếu người mất có thời gian tham gia BHXH tự nguyện từ 5 năm trở lên.
5. Nhận BHXH một lần nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên đây là lựa chọn khiến người tham gia chịu nhiều thiệt thòi cần cân nhắc kỹ khi quyết định. Bên cạnh đó các chính sách cũng đang được điều chỉnh thay đổi để tạo thuận lợi cho người tham gia, thụ hưởng các chế độ từ BHXH tự nguyện.
MỨC ĐÓNG
22% Thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn. Có thể thay đổi theo điều kiện của người tham gia.
- Mức đóng BHXH thấp nhất: Bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn
22 % x 1.500.000 = 330.000đ/người/tháng.
(Mức đóng này chưa bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ với từng nhóm người tham gia)
- Mức đóng cao nhất: Bằng 20 lần lương cơ sở
22% x 29.800.000đ = 6.566.000đ/người/tháng
(Mức đóng này chưa bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ với từng nhóm người tham gia)
PHƯƠNG THỨC ĐÓNG:
Người tham gia được lựa chọn các phương thức đóng như sau:
Đóng định kỳ: - 1 tháng 1 lần
- 3 tháng 1 lần
- 6 tháng 1 lần
- 12 tháng 1 lần
- Nhiều năm 1 lần (Nhưng không quá 5 năm cho 1 lần đóng)
Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (Không quá 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
ĐĂNG KÝ THAM GIA:
1. Tại UBND Xã (Phòng chính sách xã)
Đ/c: Lê Thị Thanh Thùy - Đại lý thu BHYT, BHXH tự nguyện xã
Sđt: 0389.606.856
Tham gia BHXH tự nguyện tích luỹ khi trẻ, vui khỏe khi già.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, vì quyền lợi của người lao động và Nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH thực hiện
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA: Là công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên và không thuộc nhóm người tham gia BHXH bắt buộc như những người làm các công việc tự do, công việc tự làm có thu nhập. Ví dụ: thợ cắt tóc, gội đầu, spa, xe ôm, tiểu thương, lao động tự do, nội trợ.
QUYỀN LỢI KHI THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN
1. Hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động: Đây là nguồn thu nhập quan trọng, ổn định hàng tháng để người lao động có điều kiện đảm bảo cuộc sống khi về già, tự chủ hơn trong cuộc sống.
Lương hưu luôn được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng để bảo toàn về giá trị theo thời gian. Hàng năm Bộ LĐ-TB&XH đều ban hành quyết định về vấn đề này. Gần đây nhất từ ngày 01/01/2022 lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh tăng 7,4%
2. Được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Quyền lợi của mã thẻ này được hưởng lên tới 95% chi phí khám chữa bệnh, cao hơn mức hưởng 80% nếu tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình.
3. Được hỗ trợ mức đóng: Nhà nước hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn: 30% đối với hộ nghèo, 25% với hộ cận nghèo, 10% cho nhóm khác.
Hiện nay chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000đ/người/tháng. Vì vậy mức hỗ trợ sẽ là:
- Hộ nghèo: 99.000đ/ người/tháng (Tăng 52.800đ so với năm 2021)
- Hộ cận nghèo: 82.500đ/người/tháng (Tăng 44.000đ so với năm 2021)
- Các nhóm khác: 33.000đ/người/tháng (Tăng 17.600đ so với năm 2021)
4. Trợ cấp mai tang và chế độ tử tuất:
Khi người tham gia BHXH tự nguyện mất:
- Thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
- Người lo mai tháng sẽ được hưởng trợ cấp mai tang
Mức hưởng = 10 lần lương cơ sở tại thời điểm mất. Nếu người mất có thời gian tham gia BHXH tự nguyện từ 5 năm trở lên.
5. Nhận BHXH một lần nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên đây là lựa chọn khiến người tham gia chịu nhiều thiệt thòi cần cân nhắc kỹ khi quyết định. Bên cạnh đó các chính sách cũng đang được điều chỉnh thay đổi để tạo thuận lợi cho người tham gia, thụ hưởng các chế độ từ BHXH tự nguyện.
MỨC ĐÓNG
22% Thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn. Có thể thay đổi theo điều kiện của người tham gia.
- Mức đóng BHXH thấp nhất: Bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn
22 % x 1.500.000 = 330.000đ/người/tháng.
(Mức đóng này chưa bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ với từng nhóm người tham gia)
- Mức đóng cao nhất: Bằng 20 lần lương cơ sở
22% x 29.800.000đ = 6.566.000đ/người/tháng
(Mức đóng này chưa bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ với từng nhóm người tham gia)
PHƯƠNG THỨC ĐÓNG:
Người tham gia được lựa chọn các phương thức đóng như sau:
Đóng định kỳ: - 1 tháng 1 lần
- 3 tháng 1 lần
- 6 tháng 1 lần
- 12 tháng 1 lần
- Nhiều năm 1 lần (Nhưng không quá 5 năm cho 1 lần đóng)
Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (Không quá 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
ĐĂNG KÝ THAM GIA:
1. Tại UBND Xã (Phòng chính sách xã)
Đ/c: Lê Thị Thanh Thùy - Đại lý thu BHYT, BHXH tự nguyện xã
Sđt: 0389.606.856
Tham gia BHXH tự nguyện tích luỹ khi trẻ, vui khỏe khi già.