Chủ động phòng chống rét cho trẻ em và người già
Với những đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống rất thấp đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm; việc giữ sức khỏe là rất cần thiết, nhất là với đối tượng người già và trẻ em.
Đối với trẻ em, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý mặc đủ ấm cho trẻ vì nếu mặc quá nhiều áo, trẻ bị toát mồ hôi có thể ngấm lại vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao.
Nếu dùng điều hòa giữ nhiệt độ, chỉ nên để nhiệt độ từ 20-25 độ C, để khi ra khỏi phòng, sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà không quá cao. Khi dùng quạt sưởi, cảnh giác với những tai nạn do bỏng trong khi sưởi lửa, sưởi điện; tuyệt đối không dùng than để sưởi trong phòng kín, thiếu khí gây ngạt, nguy hiểm đến tính mạng. Đối với trẻ em nếu có các biểu hiện sốt cao liên tục, li bì, nôn nhiều, đau đầu, co giật, tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.
Ngoài trẻ em thì người già cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết thay đổi. Trời rét, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh như: viêm phổi, cảm lạnh, cúm với bệnh cảnh tiến triển nặng rất dễ dẫn đến viêm phổi; trong khi đó các bệnh mạn tính như hen suyễn, thấp khớp, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp cũng tiến triển nặng, đặc biệt tăng huyết áp dễ gây đột quỵ. Nếu có triệu chứng như tê bì chân tay, nói ngọng, yếu, cần phải được gia đình đưa đi khám ngay để tránh bệnh diễn biến nặng, dẫn tới tai biến mạch.
Để phòng bệnh hiệu quả, người cao tuổi cần phải bảo đảm ăn uống đúng giờ, đúng bữa, giữ nếp sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, mặc dù trời rét nhưng người già vẫn cần chú ý uống đủ nước, nên dùng nước nấu chín, các loại nước ép trái cây tươi.
Các cụ cao tuổi phải mặc đủ ấm lúc ngủ cũng như lúc thức, ở trong nhà cũng như khi ra ngoài, chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời rét để phòng bệnh cảm lạnh, viêm phổi hay các biến chứng tim mạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
Chủ động phòng chống rét cho trẻ em và người già
Với những đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống rất thấp đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm; việc giữ sức khỏe là rất cần thiết, nhất là với đối tượng người già và trẻ em.
Đối với trẻ em, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý mặc đủ ấm cho trẻ vì nếu mặc quá nhiều áo, trẻ bị toát mồ hôi có thể ngấm lại vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao.
Nếu dùng điều hòa giữ nhiệt độ, chỉ nên để nhiệt độ từ 20-25 độ C, để khi ra khỏi phòng, sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà không quá cao. Khi dùng quạt sưởi, cảnh giác với những tai nạn do bỏng trong khi sưởi lửa, sưởi điện; tuyệt đối không dùng than để sưởi trong phòng kín, thiếu khí gây ngạt, nguy hiểm đến tính mạng. Đối với trẻ em nếu có các biểu hiện sốt cao liên tục, li bì, nôn nhiều, đau đầu, co giật, tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.
Ngoài trẻ em thì người già cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết thay đổi. Trời rét, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh như: viêm phổi, cảm lạnh, cúm với bệnh cảnh tiến triển nặng rất dễ dẫn đến viêm phổi; trong khi đó các bệnh mạn tính như hen suyễn, thấp khớp, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp cũng tiến triển nặng, đặc biệt tăng huyết áp dễ gây đột quỵ. Nếu có triệu chứng như tê bì chân tay, nói ngọng, yếu, cần phải được gia đình đưa đi khám ngay để tránh bệnh diễn biến nặng, dẫn tới tai biến mạch.
Để phòng bệnh hiệu quả, người cao tuổi cần phải bảo đảm ăn uống đúng giờ, đúng bữa, giữ nếp sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, mặc dù trời rét nhưng người già vẫn cần chú ý uống đủ nước, nên dùng nước nấu chín, các loại nước ép trái cây tươi.
Các cụ cao tuổi phải mặc đủ ấm lúc ngủ cũng như lúc thức, ở trong nhà cũng như khi ra ngoài, chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời rét để phòng bệnh cảm lạnh, viêm phổi hay các biến chứng tim mạch.