Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão

Ngày 04/10/2022 16:54:58

 I. Đối với chăn nuôi

 1. Chuồng trại và khu vực chăn nuôi

Ngay sau khi nước rút, cần khẩn trương tổng vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi, bao gồm:

- Toàn bộ phân, rác thải, bùn, đất, chất độn chuồng, phải được thu gom, xử lý, tiêu hủy bằng các biện pháp đào sâu, chôn chặt. Đặc biệt, đối với xác gia súc, gia cầm chết phải thu gom, chôn lấp cẩn thận ở những khu đất cao. Trước khi chôn lấp phải dùng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Iodine 10%, Chloramin B... rắc hoặc phun đều trên bề mặt xác động vật.

- Cọ rửa toàn bộ tường xây, vách ngăn, nền chuồng, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch; khơi thông cống, rãnh thoát nước hố chứa phân, chất thải để tránh nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.

- Dùng vôi bột, các loại thuốc sát trùng như Iodine 10%, Virkon, chloramin B... để tiêu độc, khử trùng toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ, chuồng trại, khu vực chăn nuôi, hệ thống cống, rãnh thoát nước, hố chứa phân.

Sửa chữa, gia cố chuồng trại chăn nuôi, hệ thống nước, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bị hư hỏng;  

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm

- Giữ ấm cho vật nuôi. Để làm tốt điều này cần che chắn chuồng trại, thường xuyên thay mới hoặc bổ sung thêm chất độn chuồng để giữ ấm cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là đối với gia súc bú sữa, gia cầm giai đoạn nuôi úm.

- Đối với trâu, bò khẩu phần ăn chính là thức ăn thô xanh vì vậy sau lũ lụt các hộ chăn nuôi cần tìm trong khu vực những nơi có đồng cỏ không bị ngập có thể đưa trâu bò lên để chăn dắt hoặc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, cây chuối,... tuy nhiên trước khi cho trâu, bò ăn các nguyên liệu thô xanh phải đảm bảo sạch sẽ, không bị dính đất bẩn và khô giáo, khi cho ăn nên kết hợp với rơm khô để tránh hiện tượng chướng hơi dạ cỏ.

- Tăng lượng thức ăn tinh bột và bổ sung thêm khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa, cho gia súc, gia cầm lâu bị đói, nên bổ sung vào thức ăn lượng muối khoáng vừa đủ để tăng sức đề kháng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như bổ sung thức ăn tinh và các loại thức ăn dinh dưỡng khác để gia súc già mau chóng hồi phục sức khỏe và gia súc non tăng trưởng bình thường.

- Cung cấp đầy nước uống sạch cho vật nuôi, Hạn chế không cho trâu bò uống nước ở những ao bị bùn. có thể sử dụng Chloramin-B để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Khai báo ngay với nhân viên thú y xã, trưởng thôn và chính quyền địa phương khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh ở lợn... để được hướng dẫn phòng, chống. Đồng thời chủ động tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gia súc, gia cầm.

- Trong quá trình chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác vệ sinh, quét dọn chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày;

- Định kỳ phun tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi để hạn chế các loại mầm bệnh.

II. Đối với nuôi trồng thủy sản:
1. Xử lý môi trường

- Tiến hành sữa chữa, bồi đắp những chỗ bị sụt lở, bờ ao, bờ ruộng, khắc phục cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị đã bị hư hỏng, sữa chữa và giằng néo lại chòi canh và các công trình thủy lợi khác.

- Tiến hành dọn vệ sinh các tạp chất, tiêu hủy xác sinh vật ở xung quanh ao nuôi và vùng nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh. Theo dõi các hoạt động của thủy sản nuôi như màu sắc cơ thể, hình dạng bên ngoài, sức ăn... để kiểm tra sức khỏe của cá nuôi. Cùng đó, việc kiểm tra các thông số môi trường như pH, NH3, độ đục... để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Xả bớt lượng nước tầng mặt để giảm lượng nước mưa trong ao Đối với cá nuôi thương phẩm, mực nước tối ưu để hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết khoảng 1,2 - 1,5 m ; Khi mưa lớn kéo dài nước ao nuôi bị đục, PH bị giảm đột ngột nên rải vôi xung quanh bờ ao (liều lượng 10kg/100m2 ), kết hợp bón vôi xuống ao, đầm nuôi để ổn định PH nước và làm giảm độ đục của nước ao lượng vôi bón 0,7 - 1kg/100m3 nước.  

2. Quản lý thức ăn

- Cần theo dõi tình hình thời tiết để điều tiết lượng thức ăn cho động vật nuôi; sau khi mưa chấm dứt hoàn toàn mới cho thủy sản ăn trở lại nhưng chỉ cho ăn với lượng 30 - 50% so lúc bình thường. Đồng thời, tiến hành bổ sung thêm Vitamin C, chế phẩm sinh học, men tiêu hóa, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.  

3. Quản lý dịch bệnh

Khi mưa lũ đến, cá thường dễ bị bệnh do các yếu tố thay đổi thất thường, nhất là thủy sản nuôi lồng bè. Các bệnh thường gặp trong thời điểm này chủ yếu là do ký sinh trùng (trùng mỏ neo, trùng bánh xe...), vi khuẩn (Aeromonas, Vibrio...) gây ra. Vì vậy, cần phòng bệnh cho thủy sản nuôi bằng cách cho cá ăn đầy đủ, tránh những thức ăn bị hư, thối, đồng thời bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn của cá. Dùng thuốc hay hóa chất tắm cho cá trong ao nuôi như muối ăn 2 - 4%, CuSO4 2 - 5%, formaline 25 - 30 ppm hoặc phun trực tiếp xuống ao với liều lượng nhỏ hơn 10 lần. Đối với lồng bè, có thể treo túi vôi hoặc viên TCCA (Vicato) theo hướng dẫn để phòng bệnh.

Tăng cường chăm sóc, quản lý ao nuôi, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi, sức khỏe của con nuôi thủy sản. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. 


Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão

Đăng lúc: 04/10/2022 16:54:58 (GMT+7)

 I. Đối với chăn nuôi

 1. Chuồng trại và khu vực chăn nuôi

Ngay sau khi nước rút, cần khẩn trương tổng vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi, bao gồm:

- Toàn bộ phân, rác thải, bùn, đất, chất độn chuồng, phải được thu gom, xử lý, tiêu hủy bằng các biện pháp đào sâu, chôn chặt. Đặc biệt, đối với xác gia súc, gia cầm chết phải thu gom, chôn lấp cẩn thận ở những khu đất cao. Trước khi chôn lấp phải dùng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Iodine 10%, Chloramin B... rắc hoặc phun đều trên bề mặt xác động vật.

- Cọ rửa toàn bộ tường xây, vách ngăn, nền chuồng, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch; khơi thông cống, rãnh thoát nước hố chứa phân, chất thải để tránh nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.

- Dùng vôi bột, các loại thuốc sát trùng như Iodine 10%, Virkon, chloramin B... để tiêu độc, khử trùng toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ, chuồng trại, khu vực chăn nuôi, hệ thống cống, rãnh thoát nước, hố chứa phân.

Sửa chữa, gia cố chuồng trại chăn nuôi, hệ thống nước, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bị hư hỏng;  

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm

- Giữ ấm cho vật nuôi. Để làm tốt điều này cần che chắn chuồng trại, thường xuyên thay mới hoặc bổ sung thêm chất độn chuồng để giữ ấm cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là đối với gia súc bú sữa, gia cầm giai đoạn nuôi úm.

- Đối với trâu, bò khẩu phần ăn chính là thức ăn thô xanh vì vậy sau lũ lụt các hộ chăn nuôi cần tìm trong khu vực những nơi có đồng cỏ không bị ngập có thể đưa trâu bò lên để chăn dắt hoặc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, cây chuối,... tuy nhiên trước khi cho trâu, bò ăn các nguyên liệu thô xanh phải đảm bảo sạch sẽ, không bị dính đất bẩn và khô giáo, khi cho ăn nên kết hợp với rơm khô để tránh hiện tượng chướng hơi dạ cỏ.

- Tăng lượng thức ăn tinh bột và bổ sung thêm khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa, cho gia súc, gia cầm lâu bị đói, nên bổ sung vào thức ăn lượng muối khoáng vừa đủ để tăng sức đề kháng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như bổ sung thức ăn tinh và các loại thức ăn dinh dưỡng khác để gia súc già mau chóng hồi phục sức khỏe và gia súc non tăng trưởng bình thường.

- Cung cấp đầy nước uống sạch cho vật nuôi, Hạn chế không cho trâu bò uống nước ở những ao bị bùn. có thể sử dụng Chloramin-B để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Khai báo ngay với nhân viên thú y xã, trưởng thôn và chính quyền địa phương khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh ở lợn... để được hướng dẫn phòng, chống. Đồng thời chủ động tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gia súc, gia cầm.

- Trong quá trình chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác vệ sinh, quét dọn chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày;

- Định kỳ phun tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi để hạn chế các loại mầm bệnh.

II. Đối với nuôi trồng thủy sản:
1. Xử lý môi trường

- Tiến hành sữa chữa, bồi đắp những chỗ bị sụt lở, bờ ao, bờ ruộng, khắc phục cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị đã bị hư hỏng, sữa chữa và giằng néo lại chòi canh và các công trình thủy lợi khác.

- Tiến hành dọn vệ sinh các tạp chất, tiêu hủy xác sinh vật ở xung quanh ao nuôi và vùng nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh. Theo dõi các hoạt động của thủy sản nuôi như màu sắc cơ thể, hình dạng bên ngoài, sức ăn... để kiểm tra sức khỏe của cá nuôi. Cùng đó, việc kiểm tra các thông số môi trường như pH, NH3, độ đục... để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Xả bớt lượng nước tầng mặt để giảm lượng nước mưa trong ao Đối với cá nuôi thương phẩm, mực nước tối ưu để hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết khoảng 1,2 - 1,5 m ; Khi mưa lớn kéo dài nước ao nuôi bị đục, PH bị giảm đột ngột nên rải vôi xung quanh bờ ao (liều lượng 10kg/100m2 ), kết hợp bón vôi xuống ao, đầm nuôi để ổn định PH nước và làm giảm độ đục của nước ao lượng vôi bón 0,7 - 1kg/100m3 nước.  

2. Quản lý thức ăn

- Cần theo dõi tình hình thời tiết để điều tiết lượng thức ăn cho động vật nuôi; sau khi mưa chấm dứt hoàn toàn mới cho thủy sản ăn trở lại nhưng chỉ cho ăn với lượng 30 - 50% so lúc bình thường. Đồng thời, tiến hành bổ sung thêm Vitamin C, chế phẩm sinh học, men tiêu hóa, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.  

3. Quản lý dịch bệnh

Khi mưa lũ đến, cá thường dễ bị bệnh do các yếu tố thay đổi thất thường, nhất là thủy sản nuôi lồng bè. Các bệnh thường gặp trong thời điểm này chủ yếu là do ký sinh trùng (trùng mỏ neo, trùng bánh xe...), vi khuẩn (Aeromonas, Vibrio...) gây ra. Vì vậy, cần phòng bệnh cho thủy sản nuôi bằng cách cho cá ăn đầy đủ, tránh những thức ăn bị hư, thối, đồng thời bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn của cá. Dùng thuốc hay hóa chất tắm cho cá trong ao nuôi như muối ăn 2 - 4%, CuSO4 2 - 5%, formaline 25 - 30 ppm hoặc phun trực tiếp xuống ao với liều lượng nhỏ hơn 10 lần. Đối với lồng bè, có thể treo túi vôi hoặc viên TCCA (Vicato) theo hướng dẫn để phòng bệnh.

Tăng cường chăm sóc, quản lý ao nuôi, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi, sức khỏe của con nuôi thủy sản. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. 


Công khai giải quyết TTHC