Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 410 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 40 tỉnh, thành phố, với 17.430 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy (tăng 53,74% so với cùng kỳ); nhất là tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa, đang xảy ra dịch chưa được kiểm soát như: tỉnh Sơn La (dịch xảy ra tại 11 xã, 08 huyện), tỉnh Hòa Bình (dịch xảy ra tại 11 xã, 05 huyện), tỉnh Ninh Bình (dịch xảy ra tại 06 xã, 04 huyện) và tỉnh Nghệ An (dịch xảy ra tại 01 xã, 01 huyện); tình hình diễn biến dịch bệnh Dịch tả lợn đang diễn biết rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Dự báo trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn xã là rất cao.
Thực hiện Công văn số 2002/UBND-NN ngày 18/6/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Thọ Xuân; Công văn số 19/HD-TTDVNN ngày 18/6/2024 của Trung tâm DVNN huyện về việc hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, tái phát, lây lan trên địa bàn huyện.
Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu phi xâm nhập, bùng phát và lây lan trên địa bàn xã, UBND xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn như sau:
1. Đặc điểm của bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh lây lan, gây bệnh mọi lứa tuổi và ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thẻ là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh. Vi rút dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp: ở trong thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao vi rút có thể tồn tại được 3 đến 6 tháng; ở nhiệt độ 560C tồn tại được 70 phút; ở nhiệt độ 600C tồn tại được 20 phút; trong máu đã phân hủy tồn tại được 5 tuần; trong máu khô được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu ở nhiệt độ 40C được 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 390C được 150 ngày; trong giăm bông được 140 ngày.
Vi rút Dịch tả Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gian tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, Phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và thức ăn thừa của lợn nhiễm bệnh hoặc chuột, ruồi muỗi...
2. Biểu hiện của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Lợn bị nhiễm DTLCP có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cụ thể:
- Thể quá cấp tính (do vi rút có độc lực cao gây ra): Lợn bị chết nhanh mà không có triệu chứng bệnh.
- Thể cấp tính (do vi rút có độc lực cao gây ra): Lợn sốt cao (40,5-42°C), bỏ ăn, lười vận động, ủ rũ, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%.
- Thể á cấp tính (do vi rút có độc tính trung bình gây ra): Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn; lợn mang thai sẽ sảy thai, lợn có thể bị chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết từ 30-70%.
- Thể mãn tính (do vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp gây ra): Lợn bị giảm cân, sốt, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mạn tính, viêm khớp. Triệu chứng bệnh có thể kéo dài từ 2-15 tháng, có tỷ lệ chết thấp.
3. Các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi
Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn là biện pháp phòng bệnh DTLCP hiệu quả nhất hiện nay, trong đó người chăn nuôi lợn cần thực hiện:
3.1. Đối với chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi lợn
- Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi,…).
- Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.
- Nên có ô chuồng nuôi cách ly để nuôi lợn mới nhập hoặc lợn bị bệnh.
- Có khu vực thu gom và xử lý chất thải. Chất thải chăn nuôi phải được thu gom về khu vực cuối chuồng nuôi để xử lý hoặc để xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoá chất hoặc bằng phương pháp sinh học. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng; Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp sinh học phù hợp.
- Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống khoảng 1m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.
- Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.
3.2. Đối với lợn giống
Lợn được nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.
3.3. Quy trình chăn nuôi
- Áp dụng phương thức quản lý đàn lợn "cùng vào - cùng ra" theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng.
- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới.
- Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn.
- Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4. Vệ sinh, tiêu độc và kiểm soát người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi
- Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.
- Bổ sung hoặc thay hàng ngày thuốc sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.
- Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.
- Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới vào nuôi.
- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi: Các phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; Không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi đến khu vực nuôi lợn. Chỉ sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển; Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng.
3.5. Phòng chống dịch bệnh
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại chuồng trại, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi ca giết mổ lợn;
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho lợn theo quy định của cơ quan thú y, đặc biệt tiêm phòng bổ sung các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao trên lợn như: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Tai xanh… (Hiện nay đã có 2 loại vắc xin DTLCP (NAVET-ASFVAC do Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO nghiên cứu, sản xuất và AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất) được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lưu hành. Ngày 24/7/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 4870/BNN-TY về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh DTLCP, theo đó cơ quan chuyên môn thú y phối hợp với chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam xem xét, triển khai sử dụng vắc xin phòng bệnh DTLCP).
- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, lợn bị bệnh, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân.
- Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.
- Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải thực hiện lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cán bộ thôn, cán bộ thú y xã biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Không giấu dịch, thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lập. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.
- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trường hợp bà con chăn nuôi nghi ngờ lợn mắc bệnh DTLCP, cần báo cáo kịp thời đến cơ quan Thú y gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
Đề nghị các đồng chí trưởng thôn thông tin, tuyên truyền về đặc điểm, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi; các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nhất là các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi và môi trường xung quanh... để công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đạt hiệu quả cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 410 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 40 tỉnh, thành phố, với 17.430 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy (tăng 53,74% so với cùng kỳ); nhất là tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa, đang xảy ra dịch chưa được kiểm soát như: tỉnh Sơn La (dịch xảy ra tại 11 xã, 08 huyện), tỉnh Hòa Bình (dịch xảy ra tại 11 xã, 05 huyện), tỉnh Ninh Bình (dịch xảy ra tại 06 xã, 04 huyện) và tỉnh Nghệ An (dịch xảy ra tại 01 xã, 01 huyện); tình hình diễn biến dịch bệnh Dịch tả lợn đang diễn biết rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Dự báo trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn xã là rất cao.
Thực hiện Công văn số 2002/UBND-NN ngày 18/6/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Thọ Xuân; Công văn số 19/HD-TTDVNN ngày 18/6/2024 của Trung tâm DVNN huyện về việc hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, tái phát, lây lan trên địa bàn huyện.
Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu phi xâm nhập, bùng phát và lây lan trên địa bàn xã, UBND xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn như sau:
1. Đặc điểm của bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh lây lan, gây bệnh mọi lứa tuổi và ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thẻ là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh. Vi rút dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp: ở trong thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao vi rút có thể tồn tại được 3 đến 6 tháng; ở nhiệt độ 560C tồn tại được 70 phút; ở nhiệt độ 600C tồn tại được 20 phút; trong máu đã phân hủy tồn tại được 5 tuần; trong máu khô được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu ở nhiệt độ 40C được 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 390C được 150 ngày; trong giăm bông được 140 ngày.
Vi rút Dịch tả Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gian tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, Phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và thức ăn thừa của lợn nhiễm bệnh hoặc chuột, ruồi muỗi...
2. Biểu hiện của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Lợn bị nhiễm DTLCP có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cụ thể:
- Thể quá cấp tính (do vi rút có độc lực cao gây ra): Lợn bị chết nhanh mà không có triệu chứng bệnh.
- Thể cấp tính (do vi rút có độc lực cao gây ra): Lợn sốt cao (40,5-42°C), bỏ ăn, lười vận động, ủ rũ, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%.
- Thể á cấp tính (do vi rút có độc tính trung bình gây ra): Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn; lợn mang thai sẽ sảy thai, lợn có thể bị chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết từ 30-70%.
- Thể mãn tính (do vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp gây ra): Lợn bị giảm cân, sốt, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mạn tính, viêm khớp. Triệu chứng bệnh có thể kéo dài từ 2-15 tháng, có tỷ lệ chết thấp.
3. Các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi
Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn là biện pháp phòng bệnh DTLCP hiệu quả nhất hiện nay, trong đó người chăn nuôi lợn cần thực hiện:
3.1. Đối với chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi lợn
- Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi,…).
- Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.
- Nên có ô chuồng nuôi cách ly để nuôi lợn mới nhập hoặc lợn bị bệnh.
- Có khu vực thu gom và xử lý chất thải. Chất thải chăn nuôi phải được thu gom về khu vực cuối chuồng nuôi để xử lý hoặc để xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoá chất hoặc bằng phương pháp sinh học. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng; Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp sinh học phù hợp.
- Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống khoảng 1m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.
- Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.
3.2. Đối với lợn giống
Lợn được nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.
3.3. Quy trình chăn nuôi
- Áp dụng phương thức quản lý đàn lợn "cùng vào - cùng ra" theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng.
- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới.
- Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn.
- Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4. Vệ sinh, tiêu độc và kiểm soát người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi
- Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.
- Bổ sung hoặc thay hàng ngày thuốc sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.
- Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.
- Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới vào nuôi.
- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi: Các phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; Không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi đến khu vực nuôi lợn. Chỉ sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển; Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng.
3.5. Phòng chống dịch bệnh
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại chuồng trại, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi ca giết mổ lợn;
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho lợn theo quy định của cơ quan thú y, đặc biệt tiêm phòng bổ sung các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao trên lợn như: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Tai xanh… (Hiện nay đã có 2 loại vắc xin DTLCP (NAVET-ASFVAC do Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO nghiên cứu, sản xuất và AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất) được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lưu hành. Ngày 24/7/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 4870/BNN-TY về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh DTLCP, theo đó cơ quan chuyên môn thú y phối hợp với chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam xem xét, triển khai sử dụng vắc xin phòng bệnh DTLCP).
- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, lợn bị bệnh, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân.
- Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.
- Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải thực hiện lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cán bộ thôn, cán bộ thú y xã biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Không giấu dịch, thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lập. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.
- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trường hợp bà con chăn nuôi nghi ngờ lợn mắc bệnh DTLCP, cần báo cáo kịp thời đến cơ quan Thú y gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
Đề nghị các đồng chí trưởng thôn thông tin, tuyên truyền về đặc điểm, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi; các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nhất là các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi và môi trường xung quanh... để công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đạt hiệu quả cao.