Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐÓI, RÉT, DỊCH BỆNH CHO GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN

Ngày 13/12/2024 11:14:46

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết 10 ngày tới trên cả nước xuất hiện rét đậm, rét hại. Ở Bắc Bộ, nhiệt độ thấp nhất có nơi xuống đến 60C. Trong 1 tháng tới, dự báo không khí lạnh xu hướng hoạt động mạnh hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi và ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi.

Để kịp thời ứng phó với các tình huống thời tiết bất thường xảy ra, nhất là rét đậm, rét hại kéo dài. Ban Chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản như sau:

I. ĐỐI VỚI GIA SÚC, GIA CẦM

1. Về chuồng trại chăn nuôi

Cần gia cố chuồng trại cho vật nuôi để đảm bảo phòng chống rét. Chuồng nuôi đảm bảo che chắn và tránh được gió lùa trực tiếp vào chuồng. Nền chuồng đảm bảo luôn khô, ráo và phải có chất độn chuồng bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như rơm, rạ, mùn cưa hoặc trấu khô. Thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, những ngày rét có kèm theo mưa cần bổ sung thêm chất độn chuồng, đối với lợn hạn chế rửa chuồng để gia súc tăng khả năng chống rét.

Có thể sử dụng bóng điện công suất lớn để sưởi ấm chuồng nuôi hoặc đốt sưởi cho gia súc trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... (chú ý thường xuyên theo dõi khi đốt sưởi, để xa dụng cụ đốt với vật liệu dễ cháy trong chuồng nuôi như bạt che, chất độn chuồng, các thanh che chắn bằng vật liệu dễ cháy…).

2. Chế độ làm việc và chăn thả

Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, thông báo của cơ quan chính quyền địa phương để có kế hoạch cụ thể cho đàn gia súc. Đối với những hộ chăn thả gia súc trong rừng, trên đồi, ngoài bãi phải thực hiện việc di chuyển đàn vật nuôi về nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió, có đủ điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét.

Không chăn thả, không cho trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại khi nhiệt độ xuống ≤ 120C; áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm. Nhiệt độ quá lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nhất là đối với gia súc già yếu, gia súc non. Do vậy, khi rét đậm, rét hại phải nhốt gia súc tại chuồng để tiện chăm sóc, quản lý và không tắm cho gia súc.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi, thức ăn có vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh (phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua thức ăn xanh), cũng như thức ăn tinh cho gia súc để đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc. Việc cung cấp đủ thức ăn những ngày giá, rét cho vật nuôi giúp chúng sinh nhiều năng lượng để chống rét tốt hơn.

3.1. Đối với trâu, bò

Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp đối với trâu, bò già, yếu, gia súc non để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.

Sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn (cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê…) và cung cấp với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể ví dụ như trâu bò 300 kg thì cho ăn 30 kg cỏ xanh hoặc cỏ ủ ; đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh như bột ngô, bột sắn, cám gạo... (khoảng 0,5-1 kg/con/ngày). Cung cấp đủ nước uống cho trâu bò hàng ngày khi nuôi nhốt trong chuồng những ngày rét đậm, rét hại; có thể bổ sung cho trâu bò uống nước ấm có hoà muối với lượng khoảng 5g/100 kg khối lượng cơ thể để tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, có thể cung cấp thức ăn xanh ủ chua cho trâu, bò (thân cây ngô, cỏ, rơm ủ…) với lượng 7-10 kg/ngày nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa.

3.2. Đối với lợn

Khẩu phần ăn phải đảm bảo, đầy đủ chất dinh dưỡng (có thể cho ăn tự do, ăn các bữa trong ngày tùy vào loại thức ăn, phương thức nuôi). Bổ sung thêm vitamin, men tiêu hóa thường xuyên cho lợn. Cần sử dụng bóng úm, chuồng úm cho lợn con theo mẹ; cho lợn con tập ăn sớm để tăng khả năng tiêu hóa.

3.3. Đối với gia cầm

Trong những ngày rét đậm, rét hại, chủ động tăng lượng thức ăn, uống nước ấm và bổ sung một số loại vitamin, men tiêu hóa, chất điện giải nâng cao sức đề kháng cho gia cầm, đặc biệt là gà; Có mật độ nuôi hợp lý đối với gà đẻ: 6-8 con/m2; gà thịt: 8-10 con/m2 giúp cho gà điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Thực hiện tốt quy trình úm cho gà con; những ngày giá rét không thả gia cầm ra vườn, đồi; thực hiện che chắn để tránh gió lùa trong chuồng.

4. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo quy định, tẩy giun sán cho trâu, bò. Áp dụng các biện pháp phòng chống các bệnh liên quan đến mùa rét như cước chân, xù lông,...

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; hàng ngày cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý hiệu quả khi vật nuôi có những biểu hiện bất thường do đói, rét hoặc bệnh dịch. Khi phát hiện bệnh trên vật nuôi cần báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Các lưu ý

Những ngày rét đậm, rét hại có thể may áo cho trâu, bò, bê, nghé bằng các loại chăn, áo cũ; bao tải gai hoặc các vật liệu khác tương tự cho trâu, bò. Diện tích may có thể che chắn tối đa cho phần lưng, vai, ngực và bụng cho trâu bò, đặc biệt là bê, nghé nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Những ngày quá rét, trâu bò thường hay xảy ra bệnh cước chân, biểu hiện thấy da chân trâu bò bị sưng phù, nứt nẻ, có hiện tượng xung huyết sờ thấy nóng. Trường hợp bệnh nặng, lớp biểu bì ở chân có chảy dịch màu vàng, tạo vết loét, gây nhiễm trùng, nếu không điều trị kịp thời tổ chức dưới da bị hoại tử làm cho con vật bị què, nặng hơn trâu bò có thể kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.

Trường hợp trâu bò bị cước chân cần: Tăng cường giữ ấm cho trâu bò, giữ nền chuồng khô ráo, cho ăn uống đầy đủ thức ăn thô xanh, bổ sung thức ăn tinh, muối khoáng, vitamin.

Khi mới xuất hiện cước chân có thể dùng gừng giã nhỏ hoà với rượu để xoa bóp hàng ngày; đồng thời cho trâu bò vận động tại chuồng hoặc đi xung quanh chuồng, quanh nhà vào buổi trưa khi thời tiết ấm hơn để tăng cường tuần hoàn máu tại chân, tránh hiện tượng sưng phù bệnh càng thêm nặng. Khi bệnh nặng cần báo cán bộ thú y để điều trị bằng kháng sinh.

Khi trâu bò bị đói rét do rét đậm, rét hại kéo dài trên 10 ngày liên tục thì sức khỏe và sức đề kháng bị giảm dễ mắc bệnh, vì vậy trong thời gian này cần cho trâu bò ăn cháo gạo hoặc cháo cám nóng, bổ sung thêm muối ăn, khoáng chất và các loại vitamin để nâng cao sức đề kháng.

Xử lý chất thải: Hàng ngày thu gom phân vào hố ủ, dẫn chất thải lỏng trực tiếp từ chuồng đến hố đựng bằng rãnh thoát và xử lý chất thải bằng hóa chất hoặc chế phẩm sinh học.

II. ĐỐI VỚI THỦY SẢN

Những cơ sở có thủy sản thương phẩm đạt kích cỡ thu hoạch cần tổ chức thu hoạch sớm và triệt để.

Đối với những đối tượng thủy sản chưa đủ kích cỡ thu hoạch tiến hành nuôi lưu qua đông cần thực hiện công tác phòng, chống rét như sau:

1. Áp dụng các biện pháp chống rét.

- Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu 1,5-2,0m.

- Thả bèo tây trên mặt ao từ 1/2 - 2/3 diện tích mặt ao nuôi về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao tránh thả tràn lan, làm giảm độ thoáng của ao).

- Thả dọ đan bằng tre nứa, bên trong dọ có các búi rơm tạo giá thể để thủy sản nuôi chú ẩn tránh rét, sọt được đặt ở góc phía Bắc ao nuôi.

- Những hộ có điều kiện có thể làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng các loại nilon sáng màu để chắn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt cho nước và khi có ánh sáng sẽ tăng khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt độ cho ao nuôi.

- Đối với lồng nuôi có thể sử dụng các loại nilon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu lồng nuôi từ 1,8 - 2m so với mặt nước.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Cho ăn đầy đủ, sử dụng các loại thức ăn có chất lượng cao, bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. Khi nhiệt độ nước dưới 120C thì ngừng cho ăn, vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức ăn tinh, thức ăn chế biến,…

- Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa các loại phân xuống ao làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Bổ sung lượng nước cần thiết để đảm bảo độ sâu theo yêu cầu kỹ thuật.

- Quan sát, theo dõi sức khỏe của đối tượng nuôi để xử lý kịp thời. Không kéo lưới kiểm tra hoặc thu tỉa khi thời tiết rét đậm, rét hại.

Trên đây là Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản, Ban Chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái đề nghị các đồng chí Trưởng thôn thông tin, hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét để nhân dân biết và chủ động trong công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản. 

Ban Chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái

HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐÓI, RÉT, DỊCH BỆNH CHO GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN

Đăng lúc: 13/12/2024 11:14:46 (GMT+7)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết 10 ngày tới trên cả nước xuất hiện rét đậm, rét hại. Ở Bắc Bộ, nhiệt độ thấp nhất có nơi xuống đến 60C. Trong 1 tháng tới, dự báo không khí lạnh xu hướng hoạt động mạnh hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi và ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi.

Để kịp thời ứng phó với các tình huống thời tiết bất thường xảy ra, nhất là rét đậm, rét hại kéo dài. Ban Chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản như sau:

I. ĐỐI VỚI GIA SÚC, GIA CẦM

1. Về chuồng trại chăn nuôi

Cần gia cố chuồng trại cho vật nuôi để đảm bảo phòng chống rét. Chuồng nuôi đảm bảo che chắn và tránh được gió lùa trực tiếp vào chuồng. Nền chuồng đảm bảo luôn khô, ráo và phải có chất độn chuồng bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như rơm, rạ, mùn cưa hoặc trấu khô. Thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, những ngày rét có kèm theo mưa cần bổ sung thêm chất độn chuồng, đối với lợn hạn chế rửa chuồng để gia súc tăng khả năng chống rét.

Có thể sử dụng bóng điện công suất lớn để sưởi ấm chuồng nuôi hoặc đốt sưởi cho gia súc trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... (chú ý thường xuyên theo dõi khi đốt sưởi, để xa dụng cụ đốt với vật liệu dễ cháy trong chuồng nuôi như bạt che, chất độn chuồng, các thanh che chắn bằng vật liệu dễ cháy…).

2. Chế độ làm việc và chăn thả

Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, thông báo của cơ quan chính quyền địa phương để có kế hoạch cụ thể cho đàn gia súc. Đối với những hộ chăn thả gia súc trong rừng, trên đồi, ngoài bãi phải thực hiện việc di chuyển đàn vật nuôi về nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió, có đủ điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét.

Không chăn thả, không cho trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại khi nhiệt độ xuống ≤ 120C; áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm. Nhiệt độ quá lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nhất là đối với gia súc già yếu, gia súc non. Do vậy, khi rét đậm, rét hại phải nhốt gia súc tại chuồng để tiện chăm sóc, quản lý và không tắm cho gia súc.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi, thức ăn có vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh (phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua thức ăn xanh), cũng như thức ăn tinh cho gia súc để đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc. Việc cung cấp đủ thức ăn những ngày giá, rét cho vật nuôi giúp chúng sinh nhiều năng lượng để chống rét tốt hơn.

3.1. Đối với trâu, bò

Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp đối với trâu, bò già, yếu, gia súc non để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.

Sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn (cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê…) và cung cấp với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể ví dụ như trâu bò 300 kg thì cho ăn 30 kg cỏ xanh hoặc cỏ ủ ; đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh như bột ngô, bột sắn, cám gạo... (khoảng 0,5-1 kg/con/ngày). Cung cấp đủ nước uống cho trâu bò hàng ngày khi nuôi nhốt trong chuồng những ngày rét đậm, rét hại; có thể bổ sung cho trâu bò uống nước ấm có hoà muối với lượng khoảng 5g/100 kg khối lượng cơ thể để tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, có thể cung cấp thức ăn xanh ủ chua cho trâu, bò (thân cây ngô, cỏ, rơm ủ…) với lượng 7-10 kg/ngày nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa.

3.2. Đối với lợn

Khẩu phần ăn phải đảm bảo, đầy đủ chất dinh dưỡng (có thể cho ăn tự do, ăn các bữa trong ngày tùy vào loại thức ăn, phương thức nuôi). Bổ sung thêm vitamin, men tiêu hóa thường xuyên cho lợn. Cần sử dụng bóng úm, chuồng úm cho lợn con theo mẹ; cho lợn con tập ăn sớm để tăng khả năng tiêu hóa.

3.3. Đối với gia cầm

Trong những ngày rét đậm, rét hại, chủ động tăng lượng thức ăn, uống nước ấm và bổ sung một số loại vitamin, men tiêu hóa, chất điện giải nâng cao sức đề kháng cho gia cầm, đặc biệt là gà; Có mật độ nuôi hợp lý đối với gà đẻ: 6-8 con/m2; gà thịt: 8-10 con/m2 giúp cho gà điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Thực hiện tốt quy trình úm cho gà con; những ngày giá rét không thả gia cầm ra vườn, đồi; thực hiện che chắn để tránh gió lùa trong chuồng.

4. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo quy định, tẩy giun sán cho trâu, bò. Áp dụng các biện pháp phòng chống các bệnh liên quan đến mùa rét như cước chân, xù lông,...

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; hàng ngày cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý hiệu quả khi vật nuôi có những biểu hiện bất thường do đói, rét hoặc bệnh dịch. Khi phát hiện bệnh trên vật nuôi cần báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Các lưu ý

Những ngày rét đậm, rét hại có thể may áo cho trâu, bò, bê, nghé bằng các loại chăn, áo cũ; bao tải gai hoặc các vật liệu khác tương tự cho trâu, bò. Diện tích may có thể che chắn tối đa cho phần lưng, vai, ngực và bụng cho trâu bò, đặc biệt là bê, nghé nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Những ngày quá rét, trâu bò thường hay xảy ra bệnh cước chân, biểu hiện thấy da chân trâu bò bị sưng phù, nứt nẻ, có hiện tượng xung huyết sờ thấy nóng. Trường hợp bệnh nặng, lớp biểu bì ở chân có chảy dịch màu vàng, tạo vết loét, gây nhiễm trùng, nếu không điều trị kịp thời tổ chức dưới da bị hoại tử làm cho con vật bị què, nặng hơn trâu bò có thể kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.

Trường hợp trâu bò bị cước chân cần: Tăng cường giữ ấm cho trâu bò, giữ nền chuồng khô ráo, cho ăn uống đầy đủ thức ăn thô xanh, bổ sung thức ăn tinh, muối khoáng, vitamin.

Khi mới xuất hiện cước chân có thể dùng gừng giã nhỏ hoà với rượu để xoa bóp hàng ngày; đồng thời cho trâu bò vận động tại chuồng hoặc đi xung quanh chuồng, quanh nhà vào buổi trưa khi thời tiết ấm hơn để tăng cường tuần hoàn máu tại chân, tránh hiện tượng sưng phù bệnh càng thêm nặng. Khi bệnh nặng cần báo cán bộ thú y để điều trị bằng kháng sinh.

Khi trâu bò bị đói rét do rét đậm, rét hại kéo dài trên 10 ngày liên tục thì sức khỏe và sức đề kháng bị giảm dễ mắc bệnh, vì vậy trong thời gian này cần cho trâu bò ăn cháo gạo hoặc cháo cám nóng, bổ sung thêm muối ăn, khoáng chất và các loại vitamin để nâng cao sức đề kháng.

Xử lý chất thải: Hàng ngày thu gom phân vào hố ủ, dẫn chất thải lỏng trực tiếp từ chuồng đến hố đựng bằng rãnh thoát và xử lý chất thải bằng hóa chất hoặc chế phẩm sinh học.

II. ĐỐI VỚI THỦY SẢN

Những cơ sở có thủy sản thương phẩm đạt kích cỡ thu hoạch cần tổ chức thu hoạch sớm và triệt để.

Đối với những đối tượng thủy sản chưa đủ kích cỡ thu hoạch tiến hành nuôi lưu qua đông cần thực hiện công tác phòng, chống rét như sau:

1. Áp dụng các biện pháp chống rét.

- Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu 1,5-2,0m.

- Thả bèo tây trên mặt ao từ 1/2 - 2/3 diện tích mặt ao nuôi về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao tránh thả tràn lan, làm giảm độ thoáng của ao).

- Thả dọ đan bằng tre nứa, bên trong dọ có các búi rơm tạo giá thể để thủy sản nuôi chú ẩn tránh rét, sọt được đặt ở góc phía Bắc ao nuôi.

- Những hộ có điều kiện có thể làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng các loại nilon sáng màu để chắn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt cho nước và khi có ánh sáng sẽ tăng khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt độ cho ao nuôi.

- Đối với lồng nuôi có thể sử dụng các loại nilon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu lồng nuôi từ 1,8 - 2m so với mặt nước.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Cho ăn đầy đủ, sử dụng các loại thức ăn có chất lượng cao, bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. Khi nhiệt độ nước dưới 120C thì ngừng cho ăn, vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức ăn tinh, thức ăn chế biến,…

- Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa các loại phân xuống ao làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Bổ sung lượng nước cần thiết để đảm bảo độ sâu theo yêu cầu kỹ thuật.

- Quan sát, theo dõi sức khỏe của đối tượng nuôi để xử lý kịp thời. Không kéo lưới kiểm tra hoặc thu tỉa khi thời tiết rét đậm, rét hại.

Trên đây là Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản, Ban Chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái đề nghị các đồng chí Trưởng thôn thông tin, hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét để nhân dân biết và chủ động trong công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản. 

Ban Chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái

Công khai giải quyết TTHC