Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Chiêm Xuân 2023
Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Chiêm Xuân 2023
Hiện nay, các trà lúa đang giai đoạn ôm đòng đến trỗ. Trong điều kiện thời tiết ẩm độ cao, nắng mưa xen kẻ, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là các đối tượng: Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn... Để chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại, Ban Chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh trên cây lúa, cụ thể như sau:
1. Đối với bệnh đạo ôn:
- Bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện chủ yếu trên các giống TBR225, TBR45, Thái Xuyên 111, nếp,... Những diện diện tích bị nhiễm bệnh, phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện bằng 1 trong các loại thuốc: Trizole 75WP, Bim 800WP, Katana 20SC, Beam 75WP, Filia 525 SC, Kabim 30WP,...phun kép lần 2 (phun sau lần 1 từ 5-7 ngày).
- Trên diện tích đạo ôn lá đã được phun trừ nhưng vẫn còn xuất hiện vết bệnh, cần phải phun lại trước và sau trỗ, để phòng trừ đạo ôn cổ bông, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Bim 800WP, Beam 75WP, Filia 525 SE, TriFuAIC 800WP,... Phun kép 2 lần (sau lần 1 từ 5-7 ngày); giai đoạn lúa trỗ có thể phun kết hợp với một trong các loại thuốc sau để phòng trừ bệnh đen lép hạt và khô vằn: Tilt super 300 EC, Nevo 330EC, Supertim 300EC...
2. Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
Bệnh gây hại chủ yếu trên các chân ruộng sâu trũng và lây lan nhanh sau những trận mưa giông. Triệu trứng bệnh bạc lá gây hại từ mép lá, chóp lá vào trong; bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại dọc theo gân phiến lá, vết bệnh có màu nâu đỏ, vàng xỉn. Cần phun trừ ngay khi vết bệnh mới xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Diboxylin 2L, Bonny 4SC,.....Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần (lần 2 cách 1 từ 5 - 7 ngày).
3. Đối với bệnh khô vằn:
Trên những diện tích nhiễm bệnh, Phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Vida 5WP, Validacin 5SL, Tilsuper 300EC, Avalin 5SL... khi phun có thể kết hợp 0,2 kg Kali trắng (KH2SO4)/2 bình 16 lít/500m2 để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh. Ngoài ra, cần tích cực điều tra, tăng cường theo dõi diễn biến rầy các loại, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước, những ruộng nhiễm, chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 trở lên (15 con/khóm).
Đề nghị các đồng chí Trưởng thôn, thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm, chính xác đối tượng gây hại trên từng diện tích, từng xứ đồng, hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời có hiệu quả./.
BCĐ sản xuất xã Xuân Bái
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Chiêm Xuân 2023
Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Chiêm Xuân 2023
Hiện nay, các trà lúa đang giai đoạn ôm đòng đến trỗ. Trong điều kiện thời tiết ẩm độ cao, nắng mưa xen kẻ, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là các đối tượng: Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn... Để chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại, Ban Chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh trên cây lúa, cụ thể như sau:
1. Đối với bệnh đạo ôn:
- Bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện chủ yếu trên các giống TBR225, TBR45, Thái Xuyên 111, nếp,... Những diện diện tích bị nhiễm bệnh, phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện bằng 1 trong các loại thuốc: Trizole 75WP, Bim 800WP, Katana 20SC, Beam 75WP, Filia 525 SC, Kabim 30WP,...phun kép lần 2 (phun sau lần 1 từ 5-7 ngày).
- Trên diện tích đạo ôn lá đã được phun trừ nhưng vẫn còn xuất hiện vết bệnh, cần phải phun lại trước và sau trỗ, để phòng trừ đạo ôn cổ bông, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Bim 800WP, Beam 75WP, Filia 525 SE, TriFuAIC 800WP,... Phun kép 2 lần (sau lần 1 từ 5-7 ngày); giai đoạn lúa trỗ có thể phun kết hợp với một trong các loại thuốc sau để phòng trừ bệnh đen lép hạt và khô vằn: Tilt super 300 EC, Nevo 330EC, Supertim 300EC...
2. Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
Bệnh gây hại chủ yếu trên các chân ruộng sâu trũng và lây lan nhanh sau những trận mưa giông. Triệu trứng bệnh bạc lá gây hại từ mép lá, chóp lá vào trong; bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại dọc theo gân phiến lá, vết bệnh có màu nâu đỏ, vàng xỉn. Cần phun trừ ngay khi vết bệnh mới xuất hiện bằng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Diboxylin 2L, Bonny 4SC,.....Pha và phun theo hướng dẫn bao bì thuốc. Phun kép 2 lần (lần 2 cách 1 từ 5 - 7 ngày).
3. Đối với bệnh khô vằn:
Trên những diện tích nhiễm bệnh, Phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Vida 5WP, Validacin 5SL, Tilsuper 300EC, Avalin 5SL... khi phun có thể kết hợp 0,2 kg Kali trắng (KH2SO4)/2 bình 16 lít/500m2 để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh. Ngoài ra, cần tích cực điều tra, tăng cường theo dõi diễn biến rầy các loại, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước, những ruộng nhiễm, chủ động phòng trừ khi mật độ rầy từ 750 con/m2 trở lên (15 con/khóm).
Đề nghị các đồng chí Trưởng thôn, thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm, chính xác đối tượng gây hại trên từng diện tích, từng xứ đồng, hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời có hiệu quả./.
BCĐ sản xuất xã Xuân Bái