Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Chiêm Xuân 2023

Ngày 04/03/2023 10:26:23

Hiện nay, các trà lúa Chiêm Xuân đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, qua kiểm tra đồng ruộng, chuột gây hại cục bộ trên một số diện tích mất nước, bệnh nghẹt rễ, vàng lá sinh lý xuất hiện trên một số diện tích Thái Xuyên 111, TBR225... Theo dự báo của đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa, từ nay đến cuối tháng 3/2023, nền nhiệt độ tăng dần, giao động từ 20- 25 oC, sáng sớm có sương mù, xen kẻ có mưa phùn, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại đặc biệt là bệnh ôn lá lúa. Để chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Chiêm Xuân; Ban chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp, cụ thể như sau: 

1. Phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa

1.1. Đối với chuột hại: phòng trừ, diệt chuột đồng loạt theo từng thôn, từng khu đồng để đạt hiệu quả cao; Sử dụng các biện pháp như đào bắt thủ công, bẫy bán nguyệt, bẩy kẹp, bẩy sập...hoặc dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Bellus 0.005AB, Broma 0.005AB, Coumafen 0.005% wax block, Racumin 0.75TP; các loại thuốc có nguồn gốc hóa học như: Antimice 0.006 GB, Cat 0.25 WP, Broma 0.005AB, Gimlet 0.2GB, Storm 0.005% blocK bait... Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.2. Bệnh nghẹt rể, vàng sinh lý: Bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, phân chuồng chưa hoai mục, đất không được phơi ải. Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đến đỏ khô, cây lúa đẻ nhánh kém, rễ mới không phát sinh do đất thiếu ôxi gây yếm khí. Những diện tích bị vàng sinh lý: Ngừng bón đạm, bón vôi bột 10 - 15 kg/sào + 10 - 15 kg super lân Lâm Thao, kết hợp làm cỏ sục bùn để giải phóng khí độc trong đất, nhất là vùng rễ, hoặc bổ sung chế phẩm Tricoderma, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng lân cao như: A-H 503; K-H; Pennac P,... phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Khi cây lúa ra lá mới, tiến hành chăm bón theo quy trình.

1.3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của điều kiện thời tiết, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình diễn biến sâu bệnh phát sinh, gây hại, nhất là bệnh đạo ôn lá trên những giống nhiễm như: Nếp, Q5, TBR225, TBR45,..trên những ruộng bón phân không cân đối (thừa đạm). Ngoài ra, cần chú ý theo dõi diễn biến của rầy lưng trắng, bọ trĩ, dòi đục nõn,... phòng trừ kịp thời, đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ, liều lượng.

2. Đối với cây ngô Xuân: Chăm sóc sớm, đặc biệt từ khi cây con đến khi ngô 5- 6 lá, ngâm lân với nước phân chuồng 1- 2 ngày rồi hòa loãng tưới cho cây khoảng 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 3- 4 ngày giúp cây nhanh bén rễ, phát triển tốt.

- Bón thúc đợt 1 (Khi ngô 3- 5 lá): 6- 7 kg ure + 3- 4 kg kali hoặc 20 kg NPKSi tiến nông loại 5-10-3-3. Sau khi bón kết hợp xới xáo, vun gốc nhẹ.

- Bón thúc đợt 2 (Khi ngô 7- 9 lá): 7- 8 kg ure + 4 kg kali hoặc 25 kg NPKSi tiến nông loại 5-10-3-3; đồng thời kết hợp vun cao gốc để tạo thế chống đổ cho cây.

- Bón thúc lần 3 (Khi ngô xoắn nõn): Tạo điều kiện cho ngô phát triển bắp to đều, hạt mẩy, chủ yếu sử dụng kali: 3- 4 kg kali + 1-2 kg ure.

3. Đối với cây mía: Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía nguyên liệu, hướng dẫn nhân dân trồng mới và chăm sóc mía lưu gốc sớm, đảm bảo quy trình.

- Đối với diện tích mía lưu gốc: Cày lật theo hàng hai bên gốc mía, cách gốc 25- 30 cm, sâu 15- 20 cm nhằm cắt đứt một phần rễ già, giúp cây tái sinh rễ mới khỏe mạnh hơn. Bón thúc sớm, lượng bón nhiều hơn mía tơ 15- 20%.

- Ưu tiên sử dụng các loại phân NPK chuyên dùng, phân hữu cơ, bón phân cân đối giữa các thành phần N-P-K; khi cây cao 5-7 lóng tiến hành vun cao (khoảng 20- 30 cm), đảm bảo vồng to, chắc, tròn đỉnh, kín cổ, giúp cây mía chống đổ tốt, chống úng và cung cấp nước, dinh dưỡng cho mía thuận lợi.

4. Đối với cây sắn: Làm cỏ, bó phân, chăm sóc và định kỳ phun phòng trừ bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh khảm lá virus ở cây sắn.

- Bón thúc lần 1 (sau trồng 1 tháng): 5 kg ure + 6 kg kali clorua hoặc 10 NPK 16-16-8+TE. Bón phân cách hom 10 - 15 cm, kết hợp vun nhẹ, vùi phân

- Bón thúc lần 2 (sau trồng 2 tháng): 4 kg ure + 8 kg Kali clorua hoặc 10 - 15 kg NPK16-16-8+TE. Bón phân cách hom 10 - 15 cm kết hợp vun nhẹ, vùi phân.

BCĐ sản xuất xã đề nghị các Trưởng thôn, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Chiêm Xuân 2023 đạt hiệu quả cao./.


Hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Chiêm Xuân 2023

Đăng lúc: 04/03/2023 10:26:23 (GMT+7)

Hiện nay, các trà lúa Chiêm Xuân đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, qua kiểm tra đồng ruộng, chuột gây hại cục bộ trên một số diện tích mất nước, bệnh nghẹt rễ, vàng lá sinh lý xuất hiện trên một số diện tích Thái Xuyên 111, TBR225... Theo dự báo của đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa, từ nay đến cuối tháng 3/2023, nền nhiệt độ tăng dần, giao động từ 20- 25 oC, sáng sớm có sương mù, xen kẻ có mưa phùn, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại đặc biệt là bệnh ôn lá lúa. Để chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Chiêm Xuân; Ban chỉ đạo sản xuất xã Xuân Bái hướng dẫn các biện pháp, cụ thể như sau: 

1. Phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa

1.1. Đối với chuột hại: phòng trừ, diệt chuột đồng loạt theo từng thôn, từng khu đồng để đạt hiệu quả cao; Sử dụng các biện pháp như đào bắt thủ công, bẫy bán nguyệt, bẩy kẹp, bẩy sập...hoặc dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Bellus 0.005AB, Broma 0.005AB, Coumafen 0.005% wax block, Racumin 0.75TP; các loại thuốc có nguồn gốc hóa học như: Antimice 0.006 GB, Cat 0.25 WP, Broma 0.005AB, Gimlet 0.2GB, Storm 0.005% blocK bait... Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.2. Bệnh nghẹt rể, vàng sinh lý: Bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, phân chuồng chưa hoai mục, đất không được phơi ải. Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đến đỏ khô, cây lúa đẻ nhánh kém, rễ mới không phát sinh do đất thiếu ôxi gây yếm khí. Những diện tích bị vàng sinh lý: Ngừng bón đạm, bón vôi bột 10 - 15 kg/sào + 10 - 15 kg super lân Lâm Thao, kết hợp làm cỏ sục bùn để giải phóng khí độc trong đất, nhất là vùng rễ, hoặc bổ sung chế phẩm Tricoderma, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng lân cao như: A-H 503; K-H; Pennac P,... phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Khi cây lúa ra lá mới, tiến hành chăm bón theo quy trình.

1.3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của điều kiện thời tiết, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình diễn biến sâu bệnh phát sinh, gây hại, nhất là bệnh đạo ôn lá trên những giống nhiễm như: Nếp, Q5, TBR225, TBR45,..trên những ruộng bón phân không cân đối (thừa đạm). Ngoài ra, cần chú ý theo dõi diễn biến của rầy lưng trắng, bọ trĩ, dòi đục nõn,... phòng trừ kịp thời, đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ, liều lượng.

2. Đối với cây ngô Xuân: Chăm sóc sớm, đặc biệt từ khi cây con đến khi ngô 5- 6 lá, ngâm lân với nước phân chuồng 1- 2 ngày rồi hòa loãng tưới cho cây khoảng 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 3- 4 ngày giúp cây nhanh bén rễ, phát triển tốt.

- Bón thúc đợt 1 (Khi ngô 3- 5 lá): 6- 7 kg ure + 3- 4 kg kali hoặc 20 kg NPKSi tiến nông loại 5-10-3-3. Sau khi bón kết hợp xới xáo, vun gốc nhẹ.

- Bón thúc đợt 2 (Khi ngô 7- 9 lá): 7- 8 kg ure + 4 kg kali hoặc 25 kg NPKSi tiến nông loại 5-10-3-3; đồng thời kết hợp vun cao gốc để tạo thế chống đổ cho cây.

- Bón thúc lần 3 (Khi ngô xoắn nõn): Tạo điều kiện cho ngô phát triển bắp to đều, hạt mẩy, chủ yếu sử dụng kali: 3- 4 kg kali + 1-2 kg ure.

3. Đối với cây mía: Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía nguyên liệu, hướng dẫn nhân dân trồng mới và chăm sóc mía lưu gốc sớm, đảm bảo quy trình.

- Đối với diện tích mía lưu gốc: Cày lật theo hàng hai bên gốc mía, cách gốc 25- 30 cm, sâu 15- 20 cm nhằm cắt đứt một phần rễ già, giúp cây tái sinh rễ mới khỏe mạnh hơn. Bón thúc sớm, lượng bón nhiều hơn mía tơ 15- 20%.

- Ưu tiên sử dụng các loại phân NPK chuyên dùng, phân hữu cơ, bón phân cân đối giữa các thành phần N-P-K; khi cây cao 5-7 lóng tiến hành vun cao (khoảng 20- 30 cm), đảm bảo vồng to, chắc, tròn đỉnh, kín cổ, giúp cây mía chống đổ tốt, chống úng và cung cấp nước, dinh dưỡng cho mía thuận lợi.

4. Đối với cây sắn: Làm cỏ, bó phân, chăm sóc và định kỳ phun phòng trừ bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh khảm lá virus ở cây sắn.

- Bón thúc lần 1 (sau trồng 1 tháng): 5 kg ure + 6 kg kali clorua hoặc 10 NPK 16-16-8+TE. Bón phân cách hom 10 - 15 cm, kết hợp vun nhẹ, vùi phân

- Bón thúc lần 2 (sau trồng 2 tháng): 4 kg ure + 8 kg Kali clorua hoặc 10 - 15 kg NPK16-16-8+TE. Bón phân cách hom 10 - 15 cm kết hợp vun nhẹ, vùi phân.

BCĐ sản xuất xã đề nghị các Trưởng thôn, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Chiêm Xuân 2023 đạt hiệu quả cao./.


Công khai giải quyết TTHC