Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Hướng dẫn quy trình bầu cử trưởng thôn nhiệm kỳ 2023-2025

Ngày 10/03/2023 15:54:38

 

I. NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRƯỞNG THÔN

- Bầu cử Trưởng thôn phải đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng; tôn trọng ý kiến của Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng.

- Người được bầu làm Trưởng thôn phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;

- Việc bầu cử Trưởng thôn được tổ chức trang trọng, nghiêm túc, dân chủ, an toàn, tiết kiệm, là sự kiện chính trị và ngày hội của Nhân dân ở khu dân cư và đúng quy định của Pháp luật;

- Nghiêm cấm các hành vi trái với quy định về dân chủ cơ sở hoặc lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, bao che, cản trở, trù dập người khiếu nại, kiến nghị các vấn đề liên quan đến công tác bầu cử;

- Hình thức: Tùy theo điều kiện của địa phương, việc bầu cử Trưởng thôn có thể tổ chức hội nghị bầu cử; Hình thức bầu cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.

- Cử tri tham gia bầu cử: Do Chủ tịch UBND xã quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và hiện đang cư trú thường xuyên ở thôn (thường trú hoặc tạm trú từ 6 tháng trở lên).

- Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, việc tổ chức bầu cử Trưởng thôn phải đảm bảo công tác phòng, chống Covid-19 theo quy định. 

II. TIÊU CHUẨN, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM BẦU TRƯỞNG THÔN 

1. Tiêu chuẩn Trưởng thôn

- Trưởng thôn phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khoẻ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hoá, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

- Việc lựa chọn giới thiệu người ứng cử thôn trưởng phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của cấp ủy Đảng cùng cấp; gắn với nhân sự của cấp ủy và được sự giới thiệu của cấp ủy.

- Trường hợp người được giới thiệu ứng cử thôn trưởng không phải là đảng viên thì Ban công tác mặt trận thôn phải báo cáo và được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đảng ủy xã.

2. Thời gian: Dự kiến 02 (hai) buổi, chiều Thứ bảy 08/4/2023 và chiều Chủ nhật 09/4/2023.

3. Đia điểm: Tại Nhà văn hóa thôn. 

III. QUY TRÌNH BẦU TRƯỞNG THÔN

1. Công tác chuẩn bị hội nghị bầu Trưởng thôn

- Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.

- Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn; báo cáo với Chi ủy Chi bộ thôn để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1-2 người).

-  Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Trưởng thôn. Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở thôn chậm nhất 7 (bảy) ngày trước ngày bầu cử.

2. Bầu cử Trưởng thôn tại hội nghị thôn

Tổ trưởng tổ bầu cử chủ trì hội nghị bầu cử Trưởng thôn. Hội nghị bầu Trưởng thôn được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tham dự. Việc bầu cử Trưởng thôn thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử;

Bước 2 : Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn;

Bước 3: Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn do Ban công tác Mặt trận thôn đề cử và Chi ủy Chi bộ thôn thống nhất. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử;

Bước 4: Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành;

Bước 5: Tiến hành bầu Trưởng thôn.

- Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định;

- Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu.

- Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.

+ Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn.

+ Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử.

- Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn kèm theo Biên bản kiểm phiếu gửi ngay đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Bước 6: Xác định người trúng cử

- Người trúng cử Trưởng thôn là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn.

- Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.

- Nếu tổ chức bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời để điều hành hoạt động của thôn cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới.

- Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức bầu Trưởng thôn mới . 

IV. CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BẦU CỬ

- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trưởng thôn chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân xã:

+ Báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn; 

+ Biên bản kiểm phiếu (ba bản); Mẫu báo cáo, Biên bản kiểm phiếu do UBND xã chuẩn bị.

 

 

  

Hướng dẫn quy trình bầu cử trưởng thôn nhiệm kỳ 2023-2025

Đăng lúc: 10/03/2023 15:54:38 (GMT+7)

 

I. NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRƯỞNG THÔN

- Bầu cử Trưởng thôn phải đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng; tôn trọng ý kiến của Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng.

- Người được bầu làm Trưởng thôn phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;

- Việc bầu cử Trưởng thôn được tổ chức trang trọng, nghiêm túc, dân chủ, an toàn, tiết kiệm, là sự kiện chính trị và ngày hội của Nhân dân ở khu dân cư và đúng quy định của Pháp luật;

- Nghiêm cấm các hành vi trái với quy định về dân chủ cơ sở hoặc lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, bao che, cản trở, trù dập người khiếu nại, kiến nghị các vấn đề liên quan đến công tác bầu cử;

- Hình thức: Tùy theo điều kiện của địa phương, việc bầu cử Trưởng thôn có thể tổ chức hội nghị bầu cử; Hình thức bầu cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.

- Cử tri tham gia bầu cử: Do Chủ tịch UBND xã quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và hiện đang cư trú thường xuyên ở thôn (thường trú hoặc tạm trú từ 6 tháng trở lên).

- Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, việc tổ chức bầu cử Trưởng thôn phải đảm bảo công tác phòng, chống Covid-19 theo quy định. 

II. TIÊU CHUẨN, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM BẦU TRƯỞNG THÔN 

1. Tiêu chuẩn Trưởng thôn

- Trưởng thôn phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khoẻ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hoá, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

- Việc lựa chọn giới thiệu người ứng cử thôn trưởng phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của cấp ủy Đảng cùng cấp; gắn với nhân sự của cấp ủy và được sự giới thiệu của cấp ủy.

- Trường hợp người được giới thiệu ứng cử thôn trưởng không phải là đảng viên thì Ban công tác mặt trận thôn phải báo cáo và được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đảng ủy xã.

2. Thời gian: Dự kiến 02 (hai) buổi, chiều Thứ bảy 08/4/2023 và chiều Chủ nhật 09/4/2023.

3. Đia điểm: Tại Nhà văn hóa thôn. 

III. QUY TRÌNH BẦU TRƯỞNG THÔN

1. Công tác chuẩn bị hội nghị bầu Trưởng thôn

- Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.

- Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn; báo cáo với Chi ủy Chi bộ thôn để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1-2 người).

-  Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Trưởng thôn. Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở thôn chậm nhất 7 (bảy) ngày trước ngày bầu cử.

2. Bầu cử Trưởng thôn tại hội nghị thôn

Tổ trưởng tổ bầu cử chủ trì hội nghị bầu cử Trưởng thôn. Hội nghị bầu Trưởng thôn được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tham dự. Việc bầu cử Trưởng thôn thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử;

Bước 2 : Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn;

Bước 3: Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn do Ban công tác Mặt trận thôn đề cử và Chi ủy Chi bộ thôn thống nhất. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử;

Bước 4: Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành;

Bước 5: Tiến hành bầu Trưởng thôn.

- Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định;

- Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu.

- Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.

+ Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn.

+ Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử.

- Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn kèm theo Biên bản kiểm phiếu gửi ngay đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Bước 6: Xác định người trúng cử

- Người trúng cử Trưởng thôn là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn.

- Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.

- Nếu tổ chức bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời để điều hành hoạt động của thôn cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới.

- Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức bầu Trưởng thôn mới . 

IV. CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BẦU CỬ

- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trưởng thôn chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân xã:

+ Báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn; 

+ Biên bản kiểm phiếu (ba bản); Mẫu báo cáo, Biên bản kiểm phiếu do UBND xã chuẩn bị.

 

 

  

Công khai giải quyết TTHC