Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết thiếu nhi là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Ngày 1/6 tại Việt Nam được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ.
Ngày Quốc tế thiếu nhi bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử buồn và khó quên của nhân loại. Sự kiện xảy ra vào những năm 1942-1944. Rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt đi 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng tàn sát 66 người và đưa 104 trẻ em vào trại tập trung, hơn 88 em đã chết trong phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Hai năm sau, ngày 10/06/1944, chúng lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp). Chúng dồn hơn 400 người vào trong một nhà thờ, trong số đó có rất nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em rồi phóng hoả đốt cháy toàn bộ nhà thờ đó. Đó là những tội ác không thể tha thứ của bọn phát xít khiến toàn nhân loại căm phẫn tột cùng và đau xót cho những đứa trẻ vô tội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình thương yêu, sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt cho sự nghiệp trồng người. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội.
Chính sách pháp luật của Việt Nam về trẻ em ngày càng được hoàn thiện và nhìn chung là tiến bộ. Luật Trẻ em đã quy định 25 điều về quyền trẻ em, thuộc 4 nhóm quyền: quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống, lớn lên lành mạnh, an toàn. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định: Chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống tốt, lành mạnh là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm để phát triển đất nước bền vững.
Năm 1949, Liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, đòi chính phủ các nước chịu trách nhiệm về quyền của trẻ em. Từ đó đến nay, tổ chức phụ nữ, thanh niên các nước đã chính thức lấy ngày này làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống lại các thế lực xấu gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên toàn thế giới.
Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em". Các tổ chức và cá nhân hãy đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền luật pháp, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác tuyên truyền các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn xã; tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình người có công với cách mạng, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo vượt khó, học giỏi; trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em bị bạo lực, xâm hại, các cơ sở bảo trợ, nuôi dưỡng trẻ em... phù hợp với điều kiện thực tế; tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em; triển khai nhiều hoạt động ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6) và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, giáo dục trẻ em là công việc thường xuyên và liên tục, toàn diện và lâu dài. Hãy để trẻ em được hưởng thụ quyền lợi chính đáng và có điều kiện để vươn tới ước mơ cao đẹp.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết thiếu nhi là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Ngày 1/6 tại Việt Nam được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ.
Ngày Quốc tế thiếu nhi bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử buồn và khó quên của nhân loại. Sự kiện xảy ra vào những năm 1942-1944. Rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt đi 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng tàn sát 66 người và đưa 104 trẻ em vào trại tập trung, hơn 88 em đã chết trong phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Hai năm sau, ngày 10/06/1944, chúng lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp). Chúng dồn hơn 400 người vào trong một nhà thờ, trong số đó có rất nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em rồi phóng hoả đốt cháy toàn bộ nhà thờ đó. Đó là những tội ác không thể tha thứ của bọn phát xít khiến toàn nhân loại căm phẫn tột cùng và đau xót cho những đứa trẻ vô tội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình thương yêu, sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt cho sự nghiệp trồng người. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội.
Chính sách pháp luật của Việt Nam về trẻ em ngày càng được hoàn thiện và nhìn chung là tiến bộ. Luật Trẻ em đã quy định 25 điều về quyền trẻ em, thuộc 4 nhóm quyền: quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống, lớn lên lành mạnh, an toàn. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định: Chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống tốt, lành mạnh là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm để phát triển đất nước bền vững.
Năm 1949, Liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, đòi chính phủ các nước chịu trách nhiệm về quyền của trẻ em. Từ đó đến nay, tổ chức phụ nữ, thanh niên các nước đã chính thức lấy ngày này làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống lại các thế lực xấu gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên toàn thế giới.
Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em". Các tổ chức và cá nhân hãy đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền luật pháp, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác tuyên truyền các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn xã; tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình người có công với cách mạng, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo vượt khó, học giỏi; trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em bị bạo lực, xâm hại, các cơ sở bảo trợ, nuôi dưỡng trẻ em... phù hợp với điều kiện thực tế; tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em; triển khai nhiều hoạt động ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6) và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, giáo dục trẻ em là công việc thường xuyên và liên tục, toàn diện và lâu dài. Hãy để trẻ em được hưởng thụ quyền lợi chính đáng và có điều kiện để vươn tới ước mơ cao đẹp.