Khuyến cáo phòng ngừa lây nhiễm đậu mùa khỉ ở động vật
Khuyến cáo phòng ngừa lây nhiễm đậu mùa khỉ ở động vật, đặc biệt là chó nhà
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm có thể lây truyền giữa người với động vật nuôi và động vật hoang dã.
Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus, trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus có khoảng 12 loại virus, bao gồm virus Variola (gây bệnh đậu mùa ở người), virus gây bệnh đậu mùa ở bò, virus gây bệnh đậu mùa ở ngựa, virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ...
Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch... là nhóm đối tượng yếu thế có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.
Ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng khu vực châu Âu là ở mức nguy cơ cao.
Tại Việt Nam, ngày 3/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ chủng Monkeypox vi rút thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại nước ta.
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
Các chuyên gia y tế lý giải, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua đường từ động vật qua người, từ người qua người và lây truyền qua các vật dụng bị lây nhiễm, cụ thể:
1. Từ động vật qua người
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi con người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật bằng cách tránh tiếp xúc với động vật hoang dã nếu không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả thịt và máu của chúng). Ở các nước có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành, cần nấu chín kỹ thịt hoặc bộ phận của động vật trước khi ăn.
Hình ảnh nốt đậu mùa khỉ trên tay của nữ bệnh nhân mắc bệnh đầu tiên tại Việt Nam
2. Từ người qua người
Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục. Hiện vẫn chưa xác định được người bệnh có thể lây truyền bệnh trong bao lâu, nhưng nói chung, người bệnh vẫn có khả năng lây bệnh cho người lành cho tới khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới. Ở những người sống chung với người mắc đậu mùa khỉ thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh khoảng 50%.
Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus đậu mùa khỉ có thể phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và có thể qua hạt bụi khí (aerosol) phạm vi gần. Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người mang thai sang thai nhi, sau sinh qua tiếp xúc da với da, hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.
3. Lây truyền qua những vật dụng bị lây nhiễm
Ở con đường lây truyền này, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ, hay chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát/đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Khi người lành chạm vào các đồ vật này thì họ sẽ bị nhiễm bệnh. Trẻ em và người lớn cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc vi rút từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Cơ chế này gọi là lây truyền qua vật trung gian lây nhiễm (fomite).
Phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở động vật
Để chủ động phòng ngừa lây truyền bệnh đậu mùa khỉ ở động vật và giảm thiểu nguy cơ virus đậu mùa khỉ lây từ động vật sang người, Bộ Y tế khuyến cáo bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm có thể lây truyền giữa người và các loài động vật linh trưởng, loài gặm nhấm nhỏ và chó nhà; khuyến cáo người dân chủ động thông báo với cơ quan thú y khi phát hiện động vật (động vật nuôi và động vật hoang dã) có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh. Con vật có các biểu hiện ốm như sốt, bỏ ăn, ăn ít, phát ban và có xuất hiện nhiều mụn nước trên da.
Người bị bệnh đậu mùa khỉ không nên vuốt ve, âu yếm, ôm, hôn, ngủ chung, ăn chung... với thú cưng.
Các địa phương giám sát chặt chẽ các trường hợp động vật nhập cảnh nghi nhiễm bệnh, đặc biệt động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh đậu mùa khỉ, thông báo ngay cho cơ quan chuyên môn thú y của địa phương hoặc chính quyền địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
Khuyến cáo phòng ngừa lây nhiễm đậu mùa khỉ ở động vật
Khuyến cáo phòng ngừa lây nhiễm đậu mùa khỉ ở động vật, đặc biệt là chó nhà
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm có thể lây truyền giữa người với động vật nuôi và động vật hoang dã.
Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus, trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus có khoảng 12 loại virus, bao gồm virus Variola (gây bệnh đậu mùa ở người), virus gây bệnh đậu mùa ở bò, virus gây bệnh đậu mùa ở ngựa, virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ...
Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch... là nhóm đối tượng yếu thế có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.
Ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng khu vực châu Âu là ở mức nguy cơ cao.
Tại Việt Nam, ngày 3/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ chủng Monkeypox vi rút thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại nước ta.
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
Các chuyên gia y tế lý giải, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua đường từ động vật qua người, từ người qua người và lây truyền qua các vật dụng bị lây nhiễm, cụ thể:
1. Từ động vật qua người
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi con người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật bằng cách tránh tiếp xúc với động vật hoang dã nếu không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả thịt và máu của chúng). Ở các nước có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành, cần nấu chín kỹ thịt hoặc bộ phận của động vật trước khi ăn.
Hình ảnh nốt đậu mùa khỉ trên tay của nữ bệnh nhân mắc bệnh đầu tiên tại Việt Nam
2. Từ người qua người
Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục. Hiện vẫn chưa xác định được người bệnh có thể lây truyền bệnh trong bao lâu, nhưng nói chung, người bệnh vẫn có khả năng lây bệnh cho người lành cho tới khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới. Ở những người sống chung với người mắc đậu mùa khỉ thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh khoảng 50%.
Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus đậu mùa khỉ có thể phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và có thể qua hạt bụi khí (aerosol) phạm vi gần. Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người mang thai sang thai nhi, sau sinh qua tiếp xúc da với da, hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.
3. Lây truyền qua những vật dụng bị lây nhiễm
Ở con đường lây truyền này, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ, hay chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát/đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Khi người lành chạm vào các đồ vật này thì họ sẽ bị nhiễm bệnh. Trẻ em và người lớn cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc vi rút từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Cơ chế này gọi là lây truyền qua vật trung gian lây nhiễm (fomite).
Phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở động vật
Để chủ động phòng ngừa lây truyền bệnh đậu mùa khỉ ở động vật và giảm thiểu nguy cơ virus đậu mùa khỉ lây từ động vật sang người, Bộ Y tế khuyến cáo bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm có thể lây truyền giữa người và các loài động vật linh trưởng, loài gặm nhấm nhỏ và chó nhà; khuyến cáo người dân chủ động thông báo với cơ quan thú y khi phát hiện động vật (động vật nuôi và động vật hoang dã) có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh. Con vật có các biểu hiện ốm như sốt, bỏ ăn, ăn ít, phát ban và có xuất hiện nhiều mụn nước trên da.
Người bị bệnh đậu mùa khỉ không nên vuốt ve, âu yếm, ôm, hôn, ngủ chung, ăn chung... với thú cưng.
Các địa phương giám sát chặt chẽ các trường hợp động vật nhập cảnh nghi nhiễm bệnh, đặc biệt động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh đậu mùa khỉ, thông báo ngay cho cơ quan chuyên môn thú y của địa phương hoặc chính quyền địa phương.