Lời cảnh tỉnh cho người tham gia mạng xã hội
Từ vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam và một số đối tượng liên quan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cho thấy: Quyền tự do ngôn luận đã đi quá giới hạn ở một số người, nên hậu quả pháp lý là khó tránh khỏi. Việc cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam những người vi phạm là cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn trên không gian mạng, bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do dân chủ của mọi công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền về hình ảnh của công dân. Pháp luật cho phép mọi công dân đều có quyền bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận của chủ thể này sẽ bị giới hạn bởi quyền tự do ngôn luận và các quyền tự do dân chủ khác của chủ thể khác. Pháp luật nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do dân chủ để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, xâm phạm đến bí mật Nhà nước, bí mật đời tư cá nhân hoặc sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của người khác. Người nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp để có những phát ngôn bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, tố cáo người khác không có căn cứ hoặc sử dụng các thông tin, hình ảnh bí mật đời tư của người khác mà không được phép thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra.
Thời gian qua, nhiều người đã lạm dụng tính năng phát trực tiếp của mạng xã hội để đưa ra những thông tin bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác vì nhiều mục đích, trong đó có câu view để nổi tiếng. Hành động này không chỉ làm náo loạn mạng xã hội, tạo ra những hội nhóm không ngừng thu thập trái phép thông tin của người khác rồi bịa đặt, vu khống, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến môi trường mạng. Nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Đây là bài học cho những ai có biểu hiện coi thường pháp luật, thích nổi tiếng trên mạng xã hội bằng cách lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân./.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
Lời cảnh tỉnh cho người tham gia mạng xã hội
Từ vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam và một số đối tượng liên quan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cho thấy: Quyền tự do ngôn luận đã đi quá giới hạn ở một số người, nên hậu quả pháp lý là khó tránh khỏi. Việc cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam những người vi phạm là cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn trên không gian mạng, bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do dân chủ của mọi công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền về hình ảnh của công dân. Pháp luật cho phép mọi công dân đều có quyền bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận của chủ thể này sẽ bị giới hạn bởi quyền tự do ngôn luận và các quyền tự do dân chủ khác của chủ thể khác. Pháp luật nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do dân chủ để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, xâm phạm đến bí mật Nhà nước, bí mật đời tư cá nhân hoặc sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của người khác. Người nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp để có những phát ngôn bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, tố cáo người khác không có căn cứ hoặc sử dụng các thông tin, hình ảnh bí mật đời tư của người khác mà không được phép thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra.
Thời gian qua, nhiều người đã lạm dụng tính năng phát trực tiếp của mạng xã hội để đưa ra những thông tin bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác vì nhiều mục đích, trong đó có câu view để nổi tiếng. Hành động này không chỉ làm náo loạn mạng xã hội, tạo ra những hội nhóm không ngừng thu thập trái phép thông tin của người khác rồi bịa đặt, vu khống, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến môi trường mạng. Nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Đây là bài học cho những ai có biểu hiện coi thường pháp luật, thích nổi tiếng trên mạng xã hội bằng cách lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân./.