NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015; Thông tư 01/2021/TT-BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG ngày 18/01/2021 của Hội đồng bầu cử Quốc gia;
Những thông tin cơ bản cần lưu ý:
1. Độ tuổi của cử tri:
Tính đến ngày được công bố bầu cử tức ngày 23/05/2021 thì cử tri phải đủ 18 trở lên.
2. Nguyên tắc lập danh sách cử tri:
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. (Theo hướng dẫn tại mẫu 33/HĐBC tại Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG: Trong quá trình lập danh sách cử tri, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ ghi vào danh sách những cử tri đang đăng ký tạm trú ở địa phương mình nếu cử tri đó thể hiện rõ nguyện vọng được tham gia bỏ phiếu tại nơi mình tạm trú (có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp bằng lời nói với người có trách nhiệm, ví dụ như trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc cán bộ phụ trách công tác lập danh sách cử tri của Ủy ban nhân dân cấp xã...).
- Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
- Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến UBND cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dụ, cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Những mốc thời gian bầu cử quan trọng về bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026:
- Chậm nhất ngày 04/3/2021:
+ Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
+ Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
- Ngày 13/4/2021 : Niêm yết danh sách cử tri.
- Chậm nhất là ngày 28/4/2021: Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.
- Ngày 23/5/2021: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Chậm nhất là ngày 02/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.
- Chậm nhất là ngày 12/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội.
4. Địa điểm và thời gian bỏ phiếu bầu:
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ - 19 giờ tối cùng ngày 23/05/2021. Việc bỏ phiếu có thể sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 21 giờ tối cùng ngày 23/05/2021.
5. Cách gạch phiếu bầu khi đi bầu cử:
- Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữa họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.
- Khi cử tri gạch phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử. Nếu cử tri gạch nhầm hoặc bị hư hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
- Cử tri không thể tự gạch phiếu bầu thì nhờ người khác gạch phiếu hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người gạch phiếu phải đọc đầy đủ họ và tên những người ứng cử trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định.
- Người gạch hộ phiếu bầu phải ghi trung thực ý muốn của cử tri nhờ viết hộ và bảo đảm bí mật phiếu bầu. Khi viết hộ phiếu bầu xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri để cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Người khuyết tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
6. Nguyên tắc bỏ phiếu:
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội
- Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp được quy định; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành án khác bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ...
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri.
- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
Trích các điều Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
TIỂU BAN TUYÊN TRUYỀN BẦU CỬ XÃ XUÂN BÁI
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực Kiyokawa
30/10/2024 14:30:33 -
Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa
29/10/2024 15:56:02 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
23/10/2024 15:27:04 -
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
21/10/2024 08:22:36
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015; Thông tư 01/2021/TT-BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG ngày 18/01/2021 của Hội đồng bầu cử Quốc gia;
Những thông tin cơ bản cần lưu ý:
1. Độ tuổi của cử tri:
Tính đến ngày được công bố bầu cử tức ngày 23/05/2021 thì cử tri phải đủ 18 trở lên.
2. Nguyên tắc lập danh sách cử tri:
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. (Theo hướng dẫn tại mẫu 33/HĐBC tại Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG: Trong quá trình lập danh sách cử tri, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ ghi vào danh sách những cử tri đang đăng ký tạm trú ở địa phương mình nếu cử tri đó thể hiện rõ nguyện vọng được tham gia bỏ phiếu tại nơi mình tạm trú (có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp bằng lời nói với người có trách nhiệm, ví dụ như trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc cán bộ phụ trách công tác lập danh sách cử tri của Ủy ban nhân dân cấp xã...).
- Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
- Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến UBND cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dụ, cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Những mốc thời gian bầu cử quan trọng về bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026:
- Chậm nhất ngày 04/3/2021:
+ Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
+ Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
- Ngày 13/4/2021 : Niêm yết danh sách cử tri.
- Chậm nhất là ngày 28/4/2021: Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.
- Ngày 23/5/2021: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Chậm nhất là ngày 02/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.
- Chậm nhất là ngày 12/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội.
4. Địa điểm và thời gian bỏ phiếu bầu:
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ - 19 giờ tối cùng ngày 23/05/2021. Việc bỏ phiếu có thể sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 21 giờ tối cùng ngày 23/05/2021.
5. Cách gạch phiếu bầu khi đi bầu cử:
- Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữa họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.
- Khi cử tri gạch phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử. Nếu cử tri gạch nhầm hoặc bị hư hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
- Cử tri không thể tự gạch phiếu bầu thì nhờ người khác gạch phiếu hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người gạch phiếu phải đọc đầy đủ họ và tên những người ứng cử trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định.
- Người gạch hộ phiếu bầu phải ghi trung thực ý muốn của cử tri nhờ viết hộ và bảo đảm bí mật phiếu bầu. Khi viết hộ phiếu bầu xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri để cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Người khuyết tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
6. Nguyên tắc bỏ phiếu:
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội
- Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp được quy định; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành án khác bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ...
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri.
- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
Trích các điều Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
TIỂU BAN TUYÊN TRUYỀN BẦU CỬ XÃ XUÂN BÁI