Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

XÂY DỰNG TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA HIỆN NAY

Ngày 02/12/2022 08:52:45

 Tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là những vấn đề cốt lõi quan trọng nhằm xây dựng nhân cách con người, hình thành nên chuẩn mực lối sống, nếp sống; là yếu tố nền tảng để xây dựng xã hội tốt đẹp nhân văn và môi trường văn hóa lành mạnh. Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nội dung xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là nhiệm vụ hết sức to lớn và quan trọng trong đường lối chiến lược và trong đời sống thực tiễn cả trước mắt và lâu dài. Nhiệm vụ này đặt ra trách nhiệm nặng nề cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là vấn đề cốt lõi làm nên nhân cách của con người; là cơ sở xây dựng nền tảng tinh thần xã hội. Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường lành mạnh sẽ góp phần lành mạnh hóa môi trường xã hội, ổn định tiến bộ xã hội, đồng thời, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng của Đảng về xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa và môi trường văn hóa

Tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là nội dung cốt lõi làm nên nền tảng văn hoá dân tộc, phản ảnh sự tiến bộ, thịnh vượng hoặc biến chất, suy vong của xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Bác Hồ thường xuyên quan tâm vấn đề xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa cả trong chỉ đạo và tổ chức, nhằm gắn chặt hữu cơ giữa xây dựng lối sống, nếp sống mới với xây dựng con người mới.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, chỉ rõ: Hoàn cảnh nước ta đòi hỏi và cho phép xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới, không phải chờ đến sau khi phát triển cao nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền văn hóa mới và con người mới là điều cần và có thể thực hiện được từng bước, từng phần ngay từ hôm nay. Trong chặng đường trước mắt, có những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép chúng ta bước đầu tạo ra một xã hội đẹp về lối sống, về quan hệ giữa người và người, một xã hội trong đó nhân dân lao động cảm thấy sống hạnh phúc, tuy mức sống vật chất còn chưa cao.

Đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đề ra: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, xây dựng tư tưởng văn hóa; đồng thời xác định nhiệm vụ quan trọng là "xây dựng môi trường vǎn hóa, tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống vǎn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu vǎn hóa đa dạng và không ngừng tǎng lên của các tầng lớp nhân dân. Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình vǎn hóa. Xây dựng mối quan hệ khǎng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường vǎn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống vǎn minh. Thu hẹp dần khoảng cách đời sống vǎn hóa giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa những vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân. Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế vǎn hóa ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình vǎn hóa trọng điểm tầm quốc gia. Tǎng cường hoạt động của các tổ chức vǎn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động vǎn hóa, nghệ thuật". Đặt trọng tâm nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình. Kết luận Hội nghị Trung ương 10, khóa IX cũng nhấn mạnh: "Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân nước và trong từng cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở... Cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài".

Đại hội XI, của Đảng định hướng chăm lo phát triển văn hóa, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được đúc kết một cách cô đọng: "... xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống... Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội...". Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" nhấn mạnh: "Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp". Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khoá XII "về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" đề ra mục tiêu: "Nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ và đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân. Củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng". Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII với nhiệm vụ "xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng". Nghị quyết khẳng định "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". 

2. Kết quả nhìn lại quá trình xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa và môi trường văn hóa theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khoá VIII và các định hướng theo Văn kiện của Đảng

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khoá VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và các định hướng của Đảng, các nội dung cơ bản đã và đang đi vào cuộc sống, tạo ra những chuyển biến tích cực trong nội dung xây dựng đời sống văn hóa: 

Thứ nhất, về tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa đã có những chuyển biến tích cực.

Củng cố lòng tin, lòng yêu nước, sự giác ngộ về công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số giá trị đạo đức trong xã hội khi chuyển sang kinh tế thị trường đã và đang được đề cao. Xã hội đã hình thành những mô hình xây dựng lối sống, nếp sống và môi trường văn hóa tiến bộ, hình thành những chuẩn giá trị về tư tưởng và đạo đức đó là lòng yêu nước, thương người. Các tầng lớp nhân dân luôn trân trọng, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, biết quan tâm đến con người trong cộng đồng, năng động, sáng tạo, sống có khát vọng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có mục đích rõ ràng, luôn hướng tới cái mới, cái khác biệt, tiếp thu xu hướng văn hóa tiến bộ lành mạnh từ bên ngoài. Đây là những biểu hiện tích cực bao trùm và chi phối hoạt động xã hội. 

Thứ hai, các giá trị mới về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đời sống thực tiễn được khẳng định.

Hình thành những chuẩn mực tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa mới, mọi người hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ. Những biểu hiện đáng trân trọng, khích lệ trong tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, ai cũng muốn vươn lên làm giàu chính đáng, không thụ động, thoát dần khỏi tư tưởng bao cấp, tự ti. Các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống ước nhớ nguồn"... giúp đỡ nhau thoát đói, giảm nghèo, khắc phục những khó khăn, rủi ro bởi thiên tai, ốm đau, tai nạn... Những cử chỉ đẹp, lối sống đẹp, lòng nhân ái ngày càng lan tỏa trở thành ý thức tự giác trong xã hội. Mọi người sống trung thực, thẳng thắn, nhân ái, bao dung độ lượng, mình vì mọi người, mọi người vì mình theo phong tục, lẽ sống truyền thống quý báu của dân tộc.

Thứ ba, sinh hoạt cưới, tang, lễ hội tạo ra diện mạo mới trong đời sống cộng đồng, bảo tồn và chấn hưng các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Trên phạm vi cả nước, có sự tiến bộ rõ rệt, trật tự kỷ cương xã hội trong việc cưới, việc tang và lễ hội từng bước được thiết lập; nhận thức về luật pháp và ý thức tôn trọng pháp luật của người dân được nâng lên. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước các hoạt động văn hoá ở cơ sở được khẳng định rõ rệt.

Nhưng, nhìn bao quát, bên cạnh những ưu điểm đó, vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa đang đối diện không ít khó khăn, công tác này đứng trước nhiều thách thức. Giá trị đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân bị suy giảm, lối sống thực dụng đã len lỏi làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Mối quan hệ đạo đức xã hội ở một số mặt có chất lượng xuống cấp, các hiện tượng tiêu cực, sa đọa trong đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân lấn át, bỏ qua những giá trị tinh thần, lợi ích của cộng đồng đang gây nên những bức xúc trong xã hội. Môi trường văn hóa đây đó bị xâm hại, lai căng, biến dạng, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong giới trẻ rất đáng lo ngại. Vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tội phạm lứa tuổi vị thành niên đang gia tăng, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên bị buông lỏng, gây bức xúc dư luận; các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Lối sống kinh tế thị trường thuần túy tác động làm chuyển hóa giá trị truyền thống, kể cả trong cưới, tang, lễ hộiTư tưởng vị kỷ, sùng ngoại, biến chất về lối sống, nếp sống xuất hiện trong một số người làm phai nhạt bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc... 

3. Định hướng lớn và giải pháp chủ yếu

Để văn hóa phát huy đúng nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, thấu triệt hơn nữa vấn đề văn hóa là nền tảng của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; một mặt đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa; mặt khác, khẳng định chỉ có đặt văn hóa trong sự phát triển, gắn văn hóa với sự phát triển, nghĩa là văn hóa phải bén rễ trong kinh tế - xã hội thì kinh tế mới phát triển bền vững... Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật là một trong những mục tiêu chủ yếu trong thời điểm hiện nay và giai đoạn tiếp theo.

Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể... Tiếp tục xây dựng văn hóa chính trị nói chung, văn hóa lãnh đạo và quản lý trong hệ thống chính trị nói riêng, coi đây là một nội dung có ý nghĩa quyết định để nâng tầm lãnh đạo, uy tín chính trị, đạo đức của cán bộ, đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng từ Trung ương đến cơ sở... Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử. Để có môi trường văn hóa lành mạnh tốt đẹp, phong phú, phải bảo vệ môi trường tự nhiên; cần xây dựng nền tảng xã hội: quan hệ giữa người với người một cách thân ái, giữa cấp trên và cấp dưới luôn tôn trọng và đoàn kết.

Hai là, xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở tất cả các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn. Đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả... Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Gắn các hoạt động văn hóa với Chương trình Xây dựng nông thôn mới, Đô thị văn minh.

Ba là, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Nhà nước thể chế hóa đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách là nền tảng bảo đảm cho xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ. Nhà nước ban hành các luật, chính sách về phát triển văn hóa dân tộc ở trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống tinh thần xã hội, xây dựng con người Việt Nam. Hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế vừa có tính định hướng, tính giáo dục, vừa có tính quy định tạo hành lang pháp lý buộc mọi người phải tuân theo. Vì thế vừa phải xây dựng hệ thống pháp luật chuẩn xác, sát với thực tế cuộc sống; phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện.

Hoàn chỉnh các quy chế, quy định về tổ chức và hoạt động lễ hội, cưới, tang phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống. Từng bước xây dựng các chuẩn mực văn hóa mới ở cơ sở. Có chính sách bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt lưu ý sưu tầm, lưu truyền nền văn hóa phi vật thể. Xây dựng chính sách đặc thù phù hợp, khuyến khích các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong tình hình mới.

Bốn là, tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa. Tăng cường mức chi cho hoạt động văn hóa từ nguồn ngân sách nhà nước, cả về chi thường xuyên và chi cho phát triển văn hóa. Nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý và nghiệp vụ ở các cơ quan quản lý văn hóa. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý văn hóa; các trường, khoa đào tạo về văn hóa. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản; bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân. Đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa thông tin đồi trụy, kích động bạo lực. Tăng cường giám sát, kiểm tra tất cả các hoạt động liên quan đến văn hóa, văn nghệ. Ngăn ngừa, đối phó với âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đang tìm cách thẩm thấu, du nhập các loại văn hóa độc hại, đồi trụy vào các thế hệ người Việt Nam hôm nay./.

  

XÂY DỰNG TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA HIỆN NAY

Đăng lúc: 02/12/2022 08:52:45 (GMT+7)

 Tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là những vấn đề cốt lõi quan trọng nhằm xây dựng nhân cách con người, hình thành nên chuẩn mực lối sống, nếp sống; là yếu tố nền tảng để xây dựng xã hội tốt đẹp nhân văn và môi trường văn hóa lành mạnh. Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nội dung xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là nhiệm vụ hết sức to lớn và quan trọng trong đường lối chiến lược và trong đời sống thực tiễn cả trước mắt và lâu dài. Nhiệm vụ này đặt ra trách nhiệm nặng nề cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là vấn đề cốt lõi làm nên nhân cách của con người; là cơ sở xây dựng nền tảng tinh thần xã hội. Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường lành mạnh sẽ góp phần lành mạnh hóa môi trường xã hội, ổn định tiến bộ xã hội, đồng thời, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng của Đảng về xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa và môi trường văn hóa

Tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa là nội dung cốt lõi làm nên nền tảng văn hoá dân tộc, phản ảnh sự tiến bộ, thịnh vượng hoặc biến chất, suy vong của xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Bác Hồ thường xuyên quan tâm vấn đề xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa cả trong chỉ đạo và tổ chức, nhằm gắn chặt hữu cơ giữa xây dựng lối sống, nếp sống mới với xây dựng con người mới.

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, chỉ rõ: Hoàn cảnh nước ta đòi hỏi và cho phép xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới, không phải chờ đến sau khi phát triển cao nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền văn hóa mới và con người mới là điều cần và có thể thực hiện được từng bước, từng phần ngay từ hôm nay. Trong chặng đường trước mắt, có những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép chúng ta bước đầu tạo ra một xã hội đẹp về lối sống, về quan hệ giữa người và người, một xã hội trong đó nhân dân lao động cảm thấy sống hạnh phúc, tuy mức sống vật chất còn chưa cao.

Đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đề ra: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, xây dựng tư tưởng văn hóa; đồng thời xác định nhiệm vụ quan trọng là "xây dựng môi trường vǎn hóa, tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống vǎn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu vǎn hóa đa dạng và không ngừng tǎng lên của các tầng lớp nhân dân. Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình vǎn hóa. Xây dựng mối quan hệ khǎng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường vǎn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống vǎn minh. Thu hẹp dần khoảng cách đời sống vǎn hóa giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa những vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân. Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế vǎn hóa ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình vǎn hóa trọng điểm tầm quốc gia. Tǎng cường hoạt động của các tổ chức vǎn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động vǎn hóa, nghệ thuật". Đặt trọng tâm nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình. Kết luận Hội nghị Trung ương 10, khóa IX cũng nhấn mạnh: "Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân nước và trong từng cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở... Cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài".

Đại hội XI, của Đảng định hướng chăm lo phát triển văn hóa, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được đúc kết một cách cô đọng: "... xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống... Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội...". Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" nhấn mạnh: "Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp". Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khoá XII "về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" đề ra mục tiêu: "Nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ và đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân. Củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng". Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII với nhiệm vụ "xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng". Nghị quyết khẳng định "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". 

2. Kết quả nhìn lại quá trình xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa và môi trường văn hóa theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khoá VIII và các định hướng theo Văn kiện của Đảng

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khoá VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và các định hướng của Đảng, các nội dung cơ bản đã và đang đi vào cuộc sống, tạo ra những chuyển biến tích cực trong nội dung xây dựng đời sống văn hóa: 

Thứ nhất, về tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa đã có những chuyển biến tích cực.

Củng cố lòng tin, lòng yêu nước, sự giác ngộ về công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số giá trị đạo đức trong xã hội khi chuyển sang kinh tế thị trường đã và đang được đề cao. Xã hội đã hình thành những mô hình xây dựng lối sống, nếp sống và môi trường văn hóa tiến bộ, hình thành những chuẩn giá trị về tư tưởng và đạo đức đó là lòng yêu nước, thương người. Các tầng lớp nhân dân luôn trân trọng, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, biết quan tâm đến con người trong cộng đồng, năng động, sáng tạo, sống có khát vọng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có mục đích rõ ràng, luôn hướng tới cái mới, cái khác biệt, tiếp thu xu hướng văn hóa tiến bộ lành mạnh từ bên ngoài. Đây là những biểu hiện tích cực bao trùm và chi phối hoạt động xã hội. 

Thứ hai, các giá trị mới về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đời sống thực tiễn được khẳng định.

Hình thành những chuẩn mực tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa mới, mọi người hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ. Những biểu hiện đáng trân trọng, khích lệ trong tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, ai cũng muốn vươn lên làm giàu chính đáng, không thụ động, thoát dần khỏi tư tưởng bao cấp, tự ti. Các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống ước nhớ nguồn"... giúp đỡ nhau thoát đói, giảm nghèo, khắc phục những khó khăn, rủi ro bởi thiên tai, ốm đau, tai nạn... Những cử chỉ đẹp, lối sống đẹp, lòng nhân ái ngày càng lan tỏa trở thành ý thức tự giác trong xã hội. Mọi người sống trung thực, thẳng thắn, nhân ái, bao dung độ lượng, mình vì mọi người, mọi người vì mình theo phong tục, lẽ sống truyền thống quý báu của dân tộc.

Thứ ba, sinh hoạt cưới, tang, lễ hội tạo ra diện mạo mới trong đời sống cộng đồng, bảo tồn và chấn hưng các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Trên phạm vi cả nước, có sự tiến bộ rõ rệt, trật tự kỷ cương xã hội trong việc cưới, việc tang và lễ hội từng bước được thiết lập; nhận thức về luật pháp và ý thức tôn trọng pháp luật của người dân được nâng lên. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước các hoạt động văn hoá ở cơ sở được khẳng định rõ rệt.

Nhưng, nhìn bao quát, bên cạnh những ưu điểm đó, vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa đang đối diện không ít khó khăn, công tác này đứng trước nhiều thách thức. Giá trị đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân bị suy giảm, lối sống thực dụng đã len lỏi làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Mối quan hệ đạo đức xã hội ở một số mặt có chất lượng xuống cấp, các hiện tượng tiêu cực, sa đọa trong đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân lấn át, bỏ qua những giá trị tinh thần, lợi ích của cộng đồng đang gây nên những bức xúc trong xã hội. Môi trường văn hóa đây đó bị xâm hại, lai căng, biến dạng, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong giới trẻ rất đáng lo ngại. Vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tội phạm lứa tuổi vị thành niên đang gia tăng, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên bị buông lỏng, gây bức xúc dư luận; các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Lối sống kinh tế thị trường thuần túy tác động làm chuyển hóa giá trị truyền thống, kể cả trong cưới, tang, lễ hộiTư tưởng vị kỷ, sùng ngoại, biến chất về lối sống, nếp sống xuất hiện trong một số người làm phai nhạt bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc... 

3. Định hướng lớn và giải pháp chủ yếu

Để văn hóa phát huy đúng nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, thấu triệt hơn nữa vấn đề văn hóa là nền tảng của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; một mặt đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa; mặt khác, khẳng định chỉ có đặt văn hóa trong sự phát triển, gắn văn hóa với sự phát triển, nghĩa là văn hóa phải bén rễ trong kinh tế - xã hội thì kinh tế mới phát triển bền vững... Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật là một trong những mục tiêu chủ yếu trong thời điểm hiện nay và giai đoạn tiếp theo.

Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể... Tiếp tục xây dựng văn hóa chính trị nói chung, văn hóa lãnh đạo và quản lý trong hệ thống chính trị nói riêng, coi đây là một nội dung có ý nghĩa quyết định để nâng tầm lãnh đạo, uy tín chính trị, đạo đức của cán bộ, đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng từ Trung ương đến cơ sở... Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử. Để có môi trường văn hóa lành mạnh tốt đẹp, phong phú, phải bảo vệ môi trường tự nhiên; cần xây dựng nền tảng xã hội: quan hệ giữa người với người một cách thân ái, giữa cấp trên và cấp dưới luôn tôn trọng và đoàn kết.

Hai là, xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở tất cả các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn. Đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả... Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Gắn các hoạt động văn hóa với Chương trình Xây dựng nông thôn mới, Đô thị văn minh.

Ba là, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Nhà nước thể chế hóa đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách là nền tảng bảo đảm cho xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ. Nhà nước ban hành các luật, chính sách về phát triển văn hóa dân tộc ở trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống tinh thần xã hội, xây dựng con người Việt Nam. Hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế vừa có tính định hướng, tính giáo dục, vừa có tính quy định tạo hành lang pháp lý buộc mọi người phải tuân theo. Vì thế vừa phải xây dựng hệ thống pháp luật chuẩn xác, sát với thực tế cuộc sống; phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện.

Hoàn chỉnh các quy chế, quy định về tổ chức và hoạt động lễ hội, cưới, tang phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống. Từng bước xây dựng các chuẩn mực văn hóa mới ở cơ sở. Có chính sách bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt lưu ý sưu tầm, lưu truyền nền văn hóa phi vật thể. Xây dựng chính sách đặc thù phù hợp, khuyến khích các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong tình hình mới.

Bốn là, tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa. Tăng cường mức chi cho hoạt động văn hóa từ nguồn ngân sách nhà nước, cả về chi thường xuyên và chi cho phát triển văn hóa. Nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý và nghiệp vụ ở các cơ quan quản lý văn hóa. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý văn hóa; các trường, khoa đào tạo về văn hóa. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản; bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân. Đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa thông tin đồi trụy, kích động bạo lực. Tăng cường giám sát, kiểm tra tất cả các hoạt động liên quan đến văn hóa, văn nghệ. Ngăn ngừa, đối phó với âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đang tìm cách thẩm thấu, du nhập các loại văn hóa độc hại, đồi trụy vào các thế hệ người Việt Nam hôm nay./.

  

Công khai giải quyết TTHC