Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Huyện Thọ Xuân tập trung tích tụ đất đai, đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững

Ngày 14/09/2024 16:21:37

Thực hiện Nghị quyết số 13 của BCH Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai, để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân đã xây dựng kế hoạch triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ chủ chốt và chỉ đạo MTTQ, các tổ chức đoàn thể, cấp ủy cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai quán triệt, học tập Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn huyện.

Screenshot_20240827-150747_Chrome.jpg

(Mô hình trồng dưa vàng trong nhà lưới tại xã Thọ Hải)

Đồng thời BTV Huyện uỷ, UBND huyện cũng đã ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, HĐND huyện ban hành Nghị quyết để tập trung thực hiện. Hàng năm huyện cũng  đã giao cụ thể diện tích tích tụ đến từng xã, thị trấn. Trong 5 năm từ 2019-2023, toàn huyện tổng diện tích tích tụ đất đai tăng thêm 1.261,2/1.500ha, đạt 84,08%KH; Trongđó đất trồng trọt 960,7ha/1.165ha, đạt 76,17% kế hoạch; chăn nuôi 110,7ha/150ha, đạt 73,8% kế hoạch; lâm nghiệp 160ha/185ha, đạt 86,4% kế hoạch, thuỷ sản 29,9ha. Qua đánh giá, các mô hình tích tụ tập trung đất đai cho hiệu quả kinh tế cao hơn 1,4 lần so với sản xuất nhỏ lẻ, thông thường, các mô hình công nghệ cao (sản xuất trong nhà lưới) cho hiệu quả kinh tế cao từ 800-900 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 5-7 lần so với sản xuất cây trồng hàng năm khác. Tích tụ đất đai là tiền đề để ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị; từ đó đã nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 97 triệu đồng năm 2019 lên 146,5 triệu đồng năm 2023. 

z5811892182788_6239c5469ae5787954c60bd5a34c6720.jpg
(Tích tụ tập trung đất đai đưa cơ giới hóa vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao)

Với mục tiêu, tích tụ tập trung đất đai để khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn; tạo điều kiện cho HTX, tổ hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hoá công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Theo đó, giai đoạn 2024-2025, toàn huyện đề ra chỉ tiêu phấn đấu tích tụ, tập trung đất đai với diện tích 400 ha; giai đoạn đến năm 2030 phấn đấu tích tụ, tập trung thêm khoảng 500 ha, trong đó lĩnh vực trồng trọt 250 ha, chăn nuôi 100 ha và lâm nghiệp 150 ha. Về công nghệ sản xuất, giai đoạn 2024-2025, có 55 ha sản xuất công nghệ cao và giai đoạn đến năm 2030 có 50% diện tích trồng trọt, chăn nuôi sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ cao.
Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra huyện Thọ Xuân đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện hiệu quả trong việc thực hiện Nghị quyết. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp vị mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội để triển khai thực hiện một cách thật sự hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các nội dung của Nghị quyết số 13-NQ/TU đến toàn thể cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân, xác định việc tích tụ, tập trung đất đai là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp cả trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao đời sống của mỗi hộ gia đình sản xuất nông nghiệp; từ đó tạo sự đồng thuận, tự giác, tự nguyện của mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người nông dân trong quá trình triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai; Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị HTX tập trung tích tụ theo hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ để liên kết. Đối với hình thức thuê đất, UBND các xã tiến hành khảo sát, thống kê đối với các diện tích của các hộ dân đi làm ăn xa, hộ không còn nhu cầu, hộ không thiết tha với sản xuất nông nghiệp, từ đó xây dựng phương án chuyển dổi, tích tụ ruộng đất giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê lại để sản xuất. Tích cực kêu gọi các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vào đầu tư hình thành các liên kết thông qua hợp đồng theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ với HTX, giữa HTX với doanh nghiệp. Về lĩnh vực trồng trọt, duy trì và mở rộng diện tích Công nghệ cao; Áp dụng cơ giới hoá đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ cao; Ngoài ra, sử dụng các loại giống mới, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng đối với tất cả các đối tượng cây trồng khác. Về lĩnh vực chăn nuôi, đối với chăn nuôi trong các khu trang trại tập trung, khuyến khích theo mô hình nuôi gia công cho các Công ty lớn đã ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; Đối với chăn nuôi nông hộ, khuyến cáo các hộ chăn nuôi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo môi trường và vệ sinh thú y. Về nâng cao giá trị sản xuất, để đạt được giá trị trong sản xuất 160 triệu đồng/ha/năm vào năm 2025, tập trung chỉ đạo tăng tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn chiếm 51,5%, tương ứng với 80% diện tích ứng dụng công nghệ cao (trong đó diện tích đạt chuẩn công nghệ cao 10%); đến năm 2030 phấn đấu diện tích đạt chuẩn Công nghệ cao là 50%. Về thu hút doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai thông qua các hình thức thuê đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các hộ dân để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao. Tập trung thu hút các doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; sơ chế, chế biến các sản phẩm sau thu hoạch; Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để Doanh nghiệp, HTX hình thành các hình thức liên kết thông qua hợp đồng theo chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ, hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp, trong đó HTX, doanh nghiệp có vai trò hạt nhân liên kết. Tích cực tham gia các hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm; kết nối với các siêu thị trong và ngoài tỉnh để đưa các sản phẩm của huyện vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại; đưa các sản phẩm chủ lực của huyện lên sàn thương mại điện tử và nâng cao hiệu quả hoạt động của sản thương mại. Tiếp tục xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm như: hoàn thành nhãn hiệu chứng nhận gạo Thọ Xuân, nhãn hiệu tập thể dưa vàng Điền trạch; nem nướng Thọ Xuân; xây dựng các sản phẩm để được công nhận sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao. Xây dựng mã số vùng trồng, quan tâm mã số vùng trồng xuất khẩu để hướng đến thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt cơ chế, chính sách của tỉnh và các nội dung hỗ trợ của huyện, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững, thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.        
 

                                                                 
Trung tâm VHTT, TT&DL huyện Thọ Xuân

 

Huyện Thọ Xuân tập trung tích tụ đất đai, đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững

Đăng lúc: 14/09/2024 16:21:37 (GMT+7)

Thực hiện Nghị quyết số 13 của BCH Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai, để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân đã xây dựng kế hoạch triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ chủ chốt và chỉ đạo MTTQ, các tổ chức đoàn thể, cấp ủy cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai quán triệt, học tập Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn huyện.

Screenshot_20240827-150747_Chrome.jpg

(Mô hình trồng dưa vàng trong nhà lưới tại xã Thọ Hải)

Đồng thời BTV Huyện uỷ, UBND huyện cũng đã ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, HĐND huyện ban hành Nghị quyết để tập trung thực hiện. Hàng năm huyện cũng  đã giao cụ thể diện tích tích tụ đến từng xã, thị trấn. Trong 5 năm từ 2019-2023, toàn huyện tổng diện tích tích tụ đất đai tăng thêm 1.261,2/1.500ha, đạt 84,08%KH; Trongđó đất trồng trọt 960,7ha/1.165ha, đạt 76,17% kế hoạch; chăn nuôi 110,7ha/150ha, đạt 73,8% kế hoạch; lâm nghiệp 160ha/185ha, đạt 86,4% kế hoạch, thuỷ sản 29,9ha. Qua đánh giá, các mô hình tích tụ tập trung đất đai cho hiệu quả kinh tế cao hơn 1,4 lần so với sản xuất nhỏ lẻ, thông thường, các mô hình công nghệ cao (sản xuất trong nhà lưới) cho hiệu quả kinh tế cao từ 800-900 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 5-7 lần so với sản xuất cây trồng hàng năm khác. Tích tụ đất đai là tiền đề để ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị; từ đó đã nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 97 triệu đồng năm 2019 lên 146,5 triệu đồng năm 2023. 

z5811892182788_6239c5469ae5787954c60bd5a34c6720.jpg
(Tích tụ tập trung đất đai đưa cơ giới hóa vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao)

Với mục tiêu, tích tụ tập trung đất đai để khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn; tạo điều kiện cho HTX, tổ hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hoá công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Theo đó, giai đoạn 2024-2025, toàn huyện đề ra chỉ tiêu phấn đấu tích tụ, tập trung đất đai với diện tích 400 ha; giai đoạn đến năm 2030 phấn đấu tích tụ, tập trung thêm khoảng 500 ha, trong đó lĩnh vực trồng trọt 250 ha, chăn nuôi 100 ha và lâm nghiệp 150 ha. Về công nghệ sản xuất, giai đoạn 2024-2025, có 55 ha sản xuất công nghệ cao và giai đoạn đến năm 2030 có 50% diện tích trồng trọt, chăn nuôi sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ cao.
Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra huyện Thọ Xuân đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện hiệu quả trong việc thực hiện Nghị quyết. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp vị mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội để triển khai thực hiện một cách thật sự hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các nội dung của Nghị quyết số 13-NQ/TU đến toàn thể cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân, xác định việc tích tụ, tập trung đất đai là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp cả trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao đời sống của mỗi hộ gia đình sản xuất nông nghiệp; từ đó tạo sự đồng thuận, tự giác, tự nguyện của mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người nông dân trong quá trình triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai; Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị HTX tập trung tích tụ theo hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ để liên kết. Đối với hình thức thuê đất, UBND các xã tiến hành khảo sát, thống kê đối với các diện tích của các hộ dân đi làm ăn xa, hộ không còn nhu cầu, hộ không thiết tha với sản xuất nông nghiệp, từ đó xây dựng phương án chuyển dổi, tích tụ ruộng đất giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê lại để sản xuất. Tích cực kêu gọi các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vào đầu tư hình thành các liên kết thông qua hợp đồng theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ với HTX, giữa HTX với doanh nghiệp. Về lĩnh vực trồng trọt, duy trì và mở rộng diện tích Công nghệ cao; Áp dụng cơ giới hoá đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ cao; Ngoài ra, sử dụng các loại giống mới, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng đối với tất cả các đối tượng cây trồng khác. Về lĩnh vực chăn nuôi, đối với chăn nuôi trong các khu trang trại tập trung, khuyến khích theo mô hình nuôi gia công cho các Công ty lớn đã ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; Đối với chăn nuôi nông hộ, khuyến cáo các hộ chăn nuôi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo môi trường và vệ sinh thú y. Về nâng cao giá trị sản xuất, để đạt được giá trị trong sản xuất 160 triệu đồng/ha/năm vào năm 2025, tập trung chỉ đạo tăng tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn chiếm 51,5%, tương ứng với 80% diện tích ứng dụng công nghệ cao (trong đó diện tích đạt chuẩn công nghệ cao 10%); đến năm 2030 phấn đấu diện tích đạt chuẩn Công nghệ cao là 50%. Về thu hút doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai thông qua các hình thức thuê đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các hộ dân để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao. Tập trung thu hút các doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; sơ chế, chế biến các sản phẩm sau thu hoạch; Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để Doanh nghiệp, HTX hình thành các hình thức liên kết thông qua hợp đồng theo chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ, hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp, trong đó HTX, doanh nghiệp có vai trò hạt nhân liên kết. Tích cực tham gia các hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm; kết nối với các siêu thị trong và ngoài tỉnh để đưa các sản phẩm của huyện vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại; đưa các sản phẩm chủ lực của huyện lên sàn thương mại điện tử và nâng cao hiệu quả hoạt động của sản thương mại. Tiếp tục xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm như: hoàn thành nhãn hiệu chứng nhận gạo Thọ Xuân, nhãn hiệu tập thể dưa vàng Điền trạch; nem nướng Thọ Xuân; xây dựng các sản phẩm để được công nhận sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao. Xây dựng mã số vùng trồng, quan tâm mã số vùng trồng xuất khẩu để hướng đến thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt cơ chế, chính sách của tỉnh và các nội dung hỗ trợ của huyện, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững, thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.        
 

                                                                 
Trung tâm VHTT, TT&DL huyện Thọ Xuân

 

Công khai giải quyết TTHC