Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật chùa Bái Thượng (Linh Cảnh tự)

Ngày 30/05/2024 16:14:01

Chùa Linh Cảnh (Thọ Xuân, Thanh Hoá)

THÔNG TIN CƠ BẢN

Chùa Linh Cảnh còn có tên gọi là chùa Bái, thuộc xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Chùa cách trung tâm khu Di tích Lịch sử Lam Kinh khoảng 4 km về phía tây nam.

Xuân Bái dưới thời Hậu Lê thuộc trang Bái Đô, huyện Lôi Dương. Thời Nguyễn, nơi đây thuộc xã Bái Thượng, tổng Bái Đô, phủ Thọ Xuân.

Xuân Bái là một vùng đất cổ nằm bên hữu ngạn sông Chu (Lương Giang), một đầu mối giao thông đường thủy quan trọng trong những năm Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Đây cũng là nơi chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên miền núi của tỉnh Thanh Hóa nên rất thuận lợi trong việc giao thương. 

Lịch sử

Về lịch sử ngôi chùa, chưa có nguồn tài liệu nào ghi lại chính xác thời gian và niên đại xây dựng. Tương truyền, chùa có từ thời Trần vào khoảng cuối thế kỷ XIV. Theo các bậc cao niên trong làng cho biết: Ban đầu chùa chỉ mang tính chất là chùa làng gồm có 3 gian, vì kèo được làm bằng gỗ, mái lợp bằng tranh tre, nứa, lá dưới tán cây đa cổ thụ chỉ với 3 pho tượng Phật Tam Thế được khắc trên bức phù điêu gỗ.

Căn cứ vào các tài liệu lịch sử còn lại ở chùa thì đến năm Đinh Sửu (1937) các Phật tử trong tổng đã cùng nhân dân dưới sự xướng xuất của sư cụ Đàm Viết Thi, pháp danh là Thích Nguyên Tâm, khi ấy là trụ trì chùa Đầm (Quảng Phúc tự, nay thuộc xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cùng với sự ủng hộ và công đức của nhân dân địa phương, khách thập phương trong tỉnh để xây dựng chùa. Chùa được xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Hậu cung bằng gỗ lim. Cũng thời gian này ba, bức tượng Tam Thế đã được đem cất giữ vào kho rồi bị thất truyền. Năm 1966, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc oanh tạc đập nước Bái Thượng và các trận địa phòng không của ta. Chùa đã bị máy bay Mỹ bắn phá hư hỏng nặng, nên chính quyền và nhân dân địa phương phải hạ giải ngôi chùa, chuyển tất cả tượng Phật sang phủ Mẫu để thờ phụng. Năm 1996, chùa được trùng tu, tôn tạo lại trong khuôn viên phía trước của nền chùa cũ, bao gồm Tiền đường và Thượng điện với tổng diện tích khoảng 5000m2. Hiện tại chùa còn lưu giữ được một tấm bia ghi lại việc xây dựng, tu sửa chùa và những người công đức cùng ba đạo sắc phong thời Nguyễn.

Nội dung tấm bia như sau: 

BIA KÝ CHÙA LINH CẢNH 

Nhân dân xã Bái Thượng, tổng Bái Đô, phủ Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trên dưới một lòng dựng bia ghi công đức. Cái bao trùm lên trên hết là ghi bia lập đức, thứ mới đến lập công để không bao giờ quên được vậy. 

Bái Thượng ấp của chúng ta bao quanh là sơn thủy ra đến chùa Linh Cảnh Dương Châu đã có từ xa xưa vậy. 

Tháng 04 năm Bảo Đại thứ năm (1930), giao cho hương lão Nguyễn Văn Tộ cùng nhân dân trong xã tiến hành trùng tu. 

Tháng 09 năm Canh Ngọ mời Thiền tăng tên tự là Thanh Thi, Hoằng dương Phật pháp tại chùa Quảng Phúc, xã Quảng Thi thuộc bản phủ đã được thụ giáo pháp của tổ sư chùa Phúc Hưng, xã Cổ Tả, Ninh Bình cùng bàn bạc với mọi người trong ấp, cử cụ hương lão Nguyễn Văn Tộ làm đốc công, lý trưởng làm văn thư cùng hai hàng chức sắc khuyên bảo nhau để xây dựng chùa. 

Thượng điện chùa có ba gian, Tiền đường năm gian đều làm bằng gỗ tứ thiết, bao quanh chùa xây bằng tường gạch, mái lợp ngói. 

Tháng 09 năm Đinh Sửu (1937) thì khởi công, đến tháng 12 làm xong nhà Tổ đường (nhà Tổ) và Tịnh Xá (chùa) theo quy chế mới. 

Đến năm Kỷ Mão (1939), thiền tăng lại hiệp đồng với bản xã cử cụ chánh tổng Đặng Ngọc Liên làm đốc công và các ông chánh hộ: Lưu Bá Huyện, Nguyễn Văn Tộ, Lê Văn Nhi, Đỗ Văn Thư, Nguyễn Đình Huấn để tu sửa hai tòa nội và ngoại điện thờ đức Thánh Mẫu làm tăng vẻ thờ phụng tôn kính, uy nghi. 

...Gồm cả bản xã và khách thập phương hằng sản, hằng tâm nhất nhất (không bỏ sót một ai) đều được khắc ghi vào bia đá còn mãi muôn đời. 

BIA KHẮC TRUYỀN RẰNG 

Núi Yên Sơn còn cao ngất trời 

Nước Lương Thủy còn cuồn cuộn trôi 

Chùa Linh Cảnh tự ngàn đời... 

... Khắc vào bia đá 

Trường tồn thiên ức vạn niên (Triệu năm vẫn còn) 

Thiền tăng trụ trì Hòa thượng Thanh Thi, pháp hiệu Nguyên Tâm. 

Sư ông quản tự, tên tự: Thanh Nhuận. 

Ngân quỹ của xã vốn có: một trăm hai mươi lăm đồng. 

Tiên chỉ: Đặng Ngọc Hiền, vợ là Bùi Thị Hương cúng thiết mộc: ba cây; Chánh tổng Đặng Ngọc Liên cúng 5 đồng bạc... 

... Nguyễn Văn Thư, bác Thạnh, bác Tịch, Nguyễn Văn Tráng, Thị Chắt, Đặng Thị Tây đều cúng 5 hào. 

Ngày lành tháng tốt trọng xuân (tháng 2). 

Năm Tân Tỵ, niên hiệu Bảo Đại thứ 16 (1941). 

Thái Bình Phúc Thắng tiểu sĩ: Thanh Phấn. 

Trụ trì tên tự: Như Nhiên. 

Phụng tuyển tinh thư. 

(Người dịch: Nguyễn Hữu Vỹ)

Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, di dời nhưng chùa vẫn giữ được nhiều pho tượng cổ và cũng là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân quanh vùng. 

Kiến trúc và hệ thống tượng Phật

Ban đầu đây là nơi thờ Phật; sau này vào thời kỳ bài phong, các đền, điện thờ quanh vùng đều bị phá hủy nên các sắc phong cũng như bài vị các vị khai quốc công thần đã được đưa về chùa để bảo quản và thờ cúng.

Đi từ ngoài vào ta gặp cổng Tam quan được xây dựng lại năm Bảo Đại thứ 14 (1939), trên nền móng cũ theo kiểu thượng gác chuông, hạ Tam quan với hai cột nanh hai bên, mỗi cột cao 6,8m. Cửa chính của cổng Tam quan cao 5m, rộng 2,25m; hai bên là hai cửa phụ, mỗi cửa rộng 1,25m. Phía trên là gác chuông cao 3m, rộng 2,25m được đỡ bởi 4 cột đồng trụ ở cửa chính của cổng Tam quan. Quả chuông treo trên gác chuông được đúc năm Bảo Đại thứ 6 (1931) với đường kính là 0,6m; cao 1,2m; nặng 80kg. Tam quan đã được trùng tu lại nhiều lần. Lần gần đây nhất là vào năm 2001.

Tiếp đến là sân chùa rộng 300m2 với chiều dài là 30m, rộng 10m. Trước đây sân được lát bằng gạch bát, nay được láng bằng xi măng.

Chùa chính là một ngôi nhà được trùng tu tôn tạo lại năm 1996, chùa xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh, mặt nhìn về hướng bắc gồm có Thượng điện (Hậu cung) và Tiền đường. Chùa được xây dựng ngay phía trước nền móng của chùa cũ.

Tiền đường: Là một ngôi nhà gồm 3 gian, rộng 7m, dài 9m có diện tích 63m2, với 6 mái gồm 4 mái dưới và 2 mái trên, mái được lợp bằng ngói mũi. Dầm và xà được làm bằng bê tông cốt thép, các vì kèo trốn được làm theo kiểu mái vòm bê tông.

Gian bên hữu thờ hữu thần Hộ pháp (ông Khuyến Thiện) và Đức Ông. Thần Hộ pháp tay phải cầm ngọc minh châu, tay trái chống nạnh, tượng cao 2,3m. Tượng Đức Ông ngồi theo thế song thất trong khám, đầu đội mũ cánh chuồn.

Gian bên tả thờ tả thần hộ pháp (ông Trừng Ác) và Thánh Tăng. Thần Hộ Pháp tay trái cầm núi Tu di, tay phải chống nạnh, tượng cao 2,3m.

Gian giữa được thông với Thượng điện (Hậu cung).

Thượng điện (Hậu cung): Là ngôi nhà gồm 3 gian, xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh, rộng 5m, dài 6m với diện tích là 30m2, tường hồi bít đốc.

Lớp trên cùng giáp nóc mái, là nơi đặt tượng Tam Thế đang trong tư thế Thiền định.

Lớp thứ 2, là tượng Thích Ca chuyển pháp trong tư thế Thiền định, tượng cao 3m, tay phải bắt ấn chuyển pháp luân tức đang thuyết pháp để giáo hóa chúng sinh.

Lớp thứ 3, là lớp tượng Di Đà Tam tôn ngồi chính giữa đang bắt ấn Thiền định, bên phải là tượng Quan Âm tay phải cầm hoa sen, bên trái là tượng Thế Chí cao 1,2m tay trái cầm ngọc Như ý, mình mặc áo cà sa buông hờ vai trái.

Lớp thứ 4, là tượng Quan Âm Chuẩn Đề (Phật nghìn tay nghìn mắt), hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ đang bê kinh sách.

Lớp thứ 5, ở giữa là tòa Cửu Long (Phật sơ sinh có 9 rồng đang phun nước tắm cho Phật), mô tả một trẻ sơ sinh đứng trên đài sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất với ý rằng: Trên trời, dưới đất chỉ có Phật tính là tôn quý. Tượng cao 1,2m. Hai bên có tượng Văn Thù đang cưỡi voi trắng, tay trái cầm hoa sen ở bên phải và Phổ Hiền bên trái đang cưỡi lân, tay phải cầm hoa sen.

Lớp thứ 6 là nơi đặt hương án, phía dưới hương án là bệ tụng kinh.

Nhà Mẫu: Tương truyền, nhà Mẫu đã có từ lâu đời, được xây bằng gạch với bộ khung gỗ. Ban đầu nhà Mẫu được xây dựng theo kiểu chữ Nhị (=) bao gồm Tiền đường và Hậu cung. Năm Bảo Đại thứ 14 (1939), tiếp tục được trùng tu. Hiện nay, nhà Mẫu là ngôi nhà được xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh bao gồm Tiền đường và Hậu cung ngoảnh mặt về hướng bắc.

Tiền đường là một ngôi nhà gồm 3 gian (dài là 9m, rộng 8m), tường hồi bít đốc với 2 bộ vì kèo, hai quá giang, bốn hàng cột cái. Vì kèo được kết cấu theo kiểu chồng rường kẻ bẩy. Các con rường được chồng lên nhau bằng các đấu hình hoa sen. Mái được làm theo kiểu chồng diêm cổ với 4 mái. Mái được lợp bằng ngói mũi trang trí hình hoa chanh.

Gian giữa, lớp 1 là nơi thờ ba vị khai quốc công thần thời Hậu Lê: Lê Triện; Lê Giáo; Lê Đằng.

Lớp 2 thờ Long ngai 4 vị Thành Hoàng.

Lớp 3 là nơi đặt Hương án.

Trên cùng có bức cuốn thư ghi: Thượng đẳng lũy gia phong (Nhiều lần gia phong hàng thượng đẳng).

Gian số 1 thờ Mẫu Thượng Ngàn ngồi trong khám ở thế song thất. Phía trên là bức đại tự ghi: Hách trạch thanh linh (Tiếng thiêng lừng lẫy).

Gian số 3 thờ Đức Thánh Trần cũng ngồi trong thế song thất, đầu đội mũ kim khôi. Trên là bức đại tự ghi: Trần triều hiển thánh (Hiển thánh triều Trần).

Hậu cung: Là ngôi nhà dài 6m, rộng 5m được chia làm hai phần. Phần bên trong được gọi là cung cấm thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải Cung). Hai bên là chầu Quỳnh đang bê kinh sách và chầu Quế bê tiên tửu đứng hầu. Ba pho tượng Thánh Mẫu ngồi trên bệ của khám thờ, miệng mỉm cười, mắt nhìn xuôi, người ngồi giữa mặc áo đỏ tượng trưng cho Mẫu Thượng Thiên, tượng phía bên phải mặc áo trắng tượng trưng cho Mẫu Thoải, tượng bên trái mặc áo xanh tượng trưng cho Mẫu Thượng Ngàn. Ba pho tượng có kích thước bằng nhau với chiều cao là 85cm. Phía ngoài cung cấm, tầng 1 là nơi thờ Ngọc Hoàng ngồi trong thế song thất, đầu đội mũ bình thiên, hai tay cầm thẻ bài giơ trước ngực. Hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu cũng ngồi trong thế song thất.

Lớp 2 là nơi thờ Ngũ vị Quan ông đang ngồi trong thế song thất, đầu đội mũ cánh chuồn, khuôn mặt mỗi người một vẻ. Người thì nghiêm nghị, người thì mắt quắc lên, người đang mỉm cười...

Nằm về bên hữu của chùa chính là nhà Tổ được xây dựng từ năm Đinh Sửu (1937).

Lớp 1 là nơi thờ Tổ Tây, vị Tổ đời thứ 28 tính từ Phật Thích Ca, hai bên là tượng thị giả đang đứng, hai tay kết ấn hợp chưởng.

Lớp 2 là nơi thờ các vị Sư Tổ khai sáng và truyền thừa của chùa (3 đời).

Bên ngoài, phía trước cạnh Tam quan có lầu Cô và lầu Cậu.

Nhìn chung, tượng ở đây đa dạng và phong phú về loại hình. Tượng được tạo tác trong giai đoạn từ thế kỷ XV - XX, các tượng đều được làm bằng gỗ mít và sơn son thếp vàng...

Chùa tọa lạc ở một vị trí, trước mặt là sông, lại nằm ngay trên trục đường quốc lộ 45, nơi giao thương giữa vùng đồng bằng với các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Chùa Linh Cảnh là di tích có nhiều giá trị về mặt lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, một nét văn hóa tâm linh của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đây cũng là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng của người dân quanh vùng đất này.

 

Nguồn: Chùa Xứ Thanh (Tập I)

  

Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật chùa Bái Thượng (Linh Cảnh tự)

Đăng lúc: 30/05/2024 16:14:01 (GMT+7)

Chùa Linh Cảnh (Thọ Xuân, Thanh Hoá)

THÔNG TIN CƠ BẢN

Chùa Linh Cảnh còn có tên gọi là chùa Bái, thuộc xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Chùa cách trung tâm khu Di tích Lịch sử Lam Kinh khoảng 4 km về phía tây nam.

Xuân Bái dưới thời Hậu Lê thuộc trang Bái Đô, huyện Lôi Dương. Thời Nguyễn, nơi đây thuộc xã Bái Thượng, tổng Bái Đô, phủ Thọ Xuân.

Xuân Bái là một vùng đất cổ nằm bên hữu ngạn sông Chu (Lương Giang), một đầu mối giao thông đường thủy quan trọng trong những năm Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Đây cũng là nơi chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên miền núi của tỉnh Thanh Hóa nên rất thuận lợi trong việc giao thương. 

Lịch sử

Về lịch sử ngôi chùa, chưa có nguồn tài liệu nào ghi lại chính xác thời gian và niên đại xây dựng. Tương truyền, chùa có từ thời Trần vào khoảng cuối thế kỷ XIV. Theo các bậc cao niên trong làng cho biết: Ban đầu chùa chỉ mang tính chất là chùa làng gồm có 3 gian, vì kèo được làm bằng gỗ, mái lợp bằng tranh tre, nứa, lá dưới tán cây đa cổ thụ chỉ với 3 pho tượng Phật Tam Thế được khắc trên bức phù điêu gỗ.

Căn cứ vào các tài liệu lịch sử còn lại ở chùa thì đến năm Đinh Sửu (1937) các Phật tử trong tổng đã cùng nhân dân dưới sự xướng xuất của sư cụ Đàm Viết Thi, pháp danh là Thích Nguyên Tâm, khi ấy là trụ trì chùa Đầm (Quảng Phúc tự, nay thuộc xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cùng với sự ủng hộ và công đức của nhân dân địa phương, khách thập phương trong tỉnh để xây dựng chùa. Chùa được xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Hậu cung bằng gỗ lim. Cũng thời gian này ba, bức tượng Tam Thế đã được đem cất giữ vào kho rồi bị thất truyền. Năm 1966, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc oanh tạc đập nước Bái Thượng và các trận địa phòng không của ta. Chùa đã bị máy bay Mỹ bắn phá hư hỏng nặng, nên chính quyền và nhân dân địa phương phải hạ giải ngôi chùa, chuyển tất cả tượng Phật sang phủ Mẫu để thờ phụng. Năm 1996, chùa được trùng tu, tôn tạo lại trong khuôn viên phía trước của nền chùa cũ, bao gồm Tiền đường và Thượng điện với tổng diện tích khoảng 5000m2. Hiện tại chùa còn lưu giữ được một tấm bia ghi lại việc xây dựng, tu sửa chùa và những người công đức cùng ba đạo sắc phong thời Nguyễn.

Nội dung tấm bia như sau: 

BIA KÝ CHÙA LINH CẢNH 

Nhân dân xã Bái Thượng, tổng Bái Đô, phủ Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trên dưới một lòng dựng bia ghi công đức. Cái bao trùm lên trên hết là ghi bia lập đức, thứ mới đến lập công để không bao giờ quên được vậy. 

Bái Thượng ấp của chúng ta bao quanh là sơn thủy ra đến chùa Linh Cảnh Dương Châu đã có từ xa xưa vậy. 

Tháng 04 năm Bảo Đại thứ năm (1930), giao cho hương lão Nguyễn Văn Tộ cùng nhân dân trong xã tiến hành trùng tu. 

Tháng 09 năm Canh Ngọ mời Thiền tăng tên tự là Thanh Thi, Hoằng dương Phật pháp tại chùa Quảng Phúc, xã Quảng Thi thuộc bản phủ đã được thụ giáo pháp của tổ sư chùa Phúc Hưng, xã Cổ Tả, Ninh Bình cùng bàn bạc với mọi người trong ấp, cử cụ hương lão Nguyễn Văn Tộ làm đốc công, lý trưởng làm văn thư cùng hai hàng chức sắc khuyên bảo nhau để xây dựng chùa. 

Thượng điện chùa có ba gian, Tiền đường năm gian đều làm bằng gỗ tứ thiết, bao quanh chùa xây bằng tường gạch, mái lợp ngói. 

Tháng 09 năm Đinh Sửu (1937) thì khởi công, đến tháng 12 làm xong nhà Tổ đường (nhà Tổ) và Tịnh Xá (chùa) theo quy chế mới. 

Đến năm Kỷ Mão (1939), thiền tăng lại hiệp đồng với bản xã cử cụ chánh tổng Đặng Ngọc Liên làm đốc công và các ông chánh hộ: Lưu Bá Huyện, Nguyễn Văn Tộ, Lê Văn Nhi, Đỗ Văn Thư, Nguyễn Đình Huấn để tu sửa hai tòa nội và ngoại điện thờ đức Thánh Mẫu làm tăng vẻ thờ phụng tôn kính, uy nghi. 

...Gồm cả bản xã và khách thập phương hằng sản, hằng tâm nhất nhất (không bỏ sót một ai) đều được khắc ghi vào bia đá còn mãi muôn đời. 

BIA KHẮC TRUYỀN RẰNG 

Núi Yên Sơn còn cao ngất trời 

Nước Lương Thủy còn cuồn cuộn trôi 

Chùa Linh Cảnh tự ngàn đời... 

... Khắc vào bia đá 

Trường tồn thiên ức vạn niên (Triệu năm vẫn còn) 

Thiền tăng trụ trì Hòa thượng Thanh Thi, pháp hiệu Nguyên Tâm. 

Sư ông quản tự, tên tự: Thanh Nhuận. 

Ngân quỹ của xã vốn có: một trăm hai mươi lăm đồng. 

Tiên chỉ: Đặng Ngọc Hiền, vợ là Bùi Thị Hương cúng thiết mộc: ba cây; Chánh tổng Đặng Ngọc Liên cúng 5 đồng bạc... 

... Nguyễn Văn Thư, bác Thạnh, bác Tịch, Nguyễn Văn Tráng, Thị Chắt, Đặng Thị Tây đều cúng 5 hào. 

Ngày lành tháng tốt trọng xuân (tháng 2). 

Năm Tân Tỵ, niên hiệu Bảo Đại thứ 16 (1941). 

Thái Bình Phúc Thắng tiểu sĩ: Thanh Phấn. 

Trụ trì tên tự: Như Nhiên. 

Phụng tuyển tinh thư. 

(Người dịch: Nguyễn Hữu Vỹ)

Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, di dời nhưng chùa vẫn giữ được nhiều pho tượng cổ và cũng là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân quanh vùng. 

Kiến trúc và hệ thống tượng Phật

Ban đầu đây là nơi thờ Phật; sau này vào thời kỳ bài phong, các đền, điện thờ quanh vùng đều bị phá hủy nên các sắc phong cũng như bài vị các vị khai quốc công thần đã được đưa về chùa để bảo quản và thờ cúng.

Đi từ ngoài vào ta gặp cổng Tam quan được xây dựng lại năm Bảo Đại thứ 14 (1939), trên nền móng cũ theo kiểu thượng gác chuông, hạ Tam quan với hai cột nanh hai bên, mỗi cột cao 6,8m. Cửa chính của cổng Tam quan cao 5m, rộng 2,25m; hai bên là hai cửa phụ, mỗi cửa rộng 1,25m. Phía trên là gác chuông cao 3m, rộng 2,25m được đỡ bởi 4 cột đồng trụ ở cửa chính của cổng Tam quan. Quả chuông treo trên gác chuông được đúc năm Bảo Đại thứ 6 (1931) với đường kính là 0,6m; cao 1,2m; nặng 80kg. Tam quan đã được trùng tu lại nhiều lần. Lần gần đây nhất là vào năm 2001.

Tiếp đến là sân chùa rộng 300m2 với chiều dài là 30m, rộng 10m. Trước đây sân được lát bằng gạch bát, nay được láng bằng xi măng.

Chùa chính là một ngôi nhà được trùng tu tôn tạo lại năm 1996, chùa xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh, mặt nhìn về hướng bắc gồm có Thượng điện (Hậu cung) và Tiền đường. Chùa được xây dựng ngay phía trước nền móng của chùa cũ.

Tiền đường: Là một ngôi nhà gồm 3 gian, rộng 7m, dài 9m có diện tích 63m2, với 6 mái gồm 4 mái dưới và 2 mái trên, mái được lợp bằng ngói mũi. Dầm và xà được làm bằng bê tông cốt thép, các vì kèo trốn được làm theo kiểu mái vòm bê tông.

Gian bên hữu thờ hữu thần Hộ pháp (ông Khuyến Thiện) và Đức Ông. Thần Hộ pháp tay phải cầm ngọc minh châu, tay trái chống nạnh, tượng cao 2,3m. Tượng Đức Ông ngồi theo thế song thất trong khám, đầu đội mũ cánh chuồn.

Gian bên tả thờ tả thần hộ pháp (ông Trừng Ác) và Thánh Tăng. Thần Hộ Pháp tay trái cầm núi Tu di, tay phải chống nạnh, tượng cao 2,3m.

Gian giữa được thông với Thượng điện (Hậu cung).

Thượng điện (Hậu cung): Là ngôi nhà gồm 3 gian, xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh, rộng 5m, dài 6m với diện tích là 30m2, tường hồi bít đốc.

Lớp trên cùng giáp nóc mái, là nơi đặt tượng Tam Thế đang trong tư thế Thiền định.

Lớp thứ 2, là tượng Thích Ca chuyển pháp trong tư thế Thiền định, tượng cao 3m, tay phải bắt ấn chuyển pháp luân tức đang thuyết pháp để giáo hóa chúng sinh.

Lớp thứ 3, là lớp tượng Di Đà Tam tôn ngồi chính giữa đang bắt ấn Thiền định, bên phải là tượng Quan Âm tay phải cầm hoa sen, bên trái là tượng Thế Chí cao 1,2m tay trái cầm ngọc Như ý, mình mặc áo cà sa buông hờ vai trái.

Lớp thứ 4, là tượng Quan Âm Chuẩn Đề (Phật nghìn tay nghìn mắt), hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ đang bê kinh sách.

Lớp thứ 5, ở giữa là tòa Cửu Long (Phật sơ sinh có 9 rồng đang phun nước tắm cho Phật), mô tả một trẻ sơ sinh đứng trên đài sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất với ý rằng: Trên trời, dưới đất chỉ có Phật tính là tôn quý. Tượng cao 1,2m. Hai bên có tượng Văn Thù đang cưỡi voi trắng, tay trái cầm hoa sen ở bên phải và Phổ Hiền bên trái đang cưỡi lân, tay phải cầm hoa sen.

Lớp thứ 6 là nơi đặt hương án, phía dưới hương án là bệ tụng kinh.

Nhà Mẫu: Tương truyền, nhà Mẫu đã có từ lâu đời, được xây bằng gạch với bộ khung gỗ. Ban đầu nhà Mẫu được xây dựng theo kiểu chữ Nhị (=) bao gồm Tiền đường và Hậu cung. Năm Bảo Đại thứ 14 (1939), tiếp tục được trùng tu. Hiện nay, nhà Mẫu là ngôi nhà được xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh bao gồm Tiền đường và Hậu cung ngoảnh mặt về hướng bắc.

Tiền đường là một ngôi nhà gồm 3 gian (dài là 9m, rộng 8m), tường hồi bít đốc với 2 bộ vì kèo, hai quá giang, bốn hàng cột cái. Vì kèo được kết cấu theo kiểu chồng rường kẻ bẩy. Các con rường được chồng lên nhau bằng các đấu hình hoa sen. Mái được làm theo kiểu chồng diêm cổ với 4 mái. Mái được lợp bằng ngói mũi trang trí hình hoa chanh.

Gian giữa, lớp 1 là nơi thờ ba vị khai quốc công thần thời Hậu Lê: Lê Triện; Lê Giáo; Lê Đằng.

Lớp 2 thờ Long ngai 4 vị Thành Hoàng.

Lớp 3 là nơi đặt Hương án.

Trên cùng có bức cuốn thư ghi: Thượng đẳng lũy gia phong (Nhiều lần gia phong hàng thượng đẳng).

Gian số 1 thờ Mẫu Thượng Ngàn ngồi trong khám ở thế song thất. Phía trên là bức đại tự ghi: Hách trạch thanh linh (Tiếng thiêng lừng lẫy).

Gian số 3 thờ Đức Thánh Trần cũng ngồi trong thế song thất, đầu đội mũ kim khôi. Trên là bức đại tự ghi: Trần triều hiển thánh (Hiển thánh triều Trần).

Hậu cung: Là ngôi nhà dài 6m, rộng 5m được chia làm hai phần. Phần bên trong được gọi là cung cấm thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải Cung). Hai bên là chầu Quỳnh đang bê kinh sách và chầu Quế bê tiên tửu đứng hầu. Ba pho tượng Thánh Mẫu ngồi trên bệ của khám thờ, miệng mỉm cười, mắt nhìn xuôi, người ngồi giữa mặc áo đỏ tượng trưng cho Mẫu Thượng Thiên, tượng phía bên phải mặc áo trắng tượng trưng cho Mẫu Thoải, tượng bên trái mặc áo xanh tượng trưng cho Mẫu Thượng Ngàn. Ba pho tượng có kích thước bằng nhau với chiều cao là 85cm. Phía ngoài cung cấm, tầng 1 là nơi thờ Ngọc Hoàng ngồi trong thế song thất, đầu đội mũ bình thiên, hai tay cầm thẻ bài giơ trước ngực. Hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu cũng ngồi trong thế song thất.

Lớp 2 là nơi thờ Ngũ vị Quan ông đang ngồi trong thế song thất, đầu đội mũ cánh chuồn, khuôn mặt mỗi người một vẻ. Người thì nghiêm nghị, người thì mắt quắc lên, người đang mỉm cười...

Nằm về bên hữu của chùa chính là nhà Tổ được xây dựng từ năm Đinh Sửu (1937).

Lớp 1 là nơi thờ Tổ Tây, vị Tổ đời thứ 28 tính từ Phật Thích Ca, hai bên là tượng thị giả đang đứng, hai tay kết ấn hợp chưởng.

Lớp 2 là nơi thờ các vị Sư Tổ khai sáng và truyền thừa của chùa (3 đời).

Bên ngoài, phía trước cạnh Tam quan có lầu Cô và lầu Cậu.

Nhìn chung, tượng ở đây đa dạng và phong phú về loại hình. Tượng được tạo tác trong giai đoạn từ thế kỷ XV - XX, các tượng đều được làm bằng gỗ mít và sơn son thếp vàng...

Chùa tọa lạc ở một vị trí, trước mặt là sông, lại nằm ngay trên trục đường quốc lộ 45, nơi giao thương giữa vùng đồng bằng với các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Chùa Linh Cảnh là di tích có nhiều giá trị về mặt lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, một nét văn hóa tâm linh của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đây cũng là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng của người dân quanh vùng đất này.

 

Nguồn: Chùa Xứ Thanh (Tập I)

  

Công khai giải quyết TTHC