LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG KỲ PHÚC THÀNH HOÀNG XÃ XUÂN BÁI - HUYỆN THỌ XUÂN
ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
LỄ HỘI KỲ PHÚC THÀNH HOÀNG XÃ XUÂN BÁI - HUYỆN THỌ XUÂN
* * *
Xuân Bái, là xã thuộc vùng bán sơn địa - vùng đất địa đầu phía tây huyện Thọ Xuân, nơi tiếp giáp giữa vùng rừng núi miền tây và vùng đồng bằng xứ Thanh, với tổng diện tích tự nhiên là 600,49 ha.
Phía Đông giáp xã Thọ Xương;
Phía Tây và phía Bắc là Sông Chu giáp danh với xã Thọ Thanh, Xuân Dương huyện Thường Xuân và xã Phúc Thịnh huyện Ngọc Lặc;
Phía Nam giáp xã Xuân Cao huyện Thường Xuân.
Từ xa xưa nơi đây là vùng rừng núi rậm rạp, những người có công đầu đến khai phá lập làng mở ấp là cụ Lê Phúc Chân và hai con là Lê Phúc Thành và Lê Phúc Bình.
Những năm đầu thế kỷ XV, khi Lê Lợi giấy binh khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh, những tên làng Bái Thượng, Bái Đô cũng xuất hiện từ đây (Sau là những tên gọi trang Bái Thượng, trang Bái Đô - huyện Lôi Dương; xã Bái Thượng, xã Bái Đô; Tổng Bái, nay là xã Xuân Bái huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Đây là quê hương của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Lữ và các vị tướng lĩnh thời Lê Sơ như: Lý Bá Lao, Lý Triện, Lý Lăng, Lê Đằng, Lê Văn Giáo...
Trước đây hai làng Bái Thương, Bái Đô cũng như bao làng xã trong cả nước đều có chùa, đền, đình, miếu, điện, phủ...
- Làng Bái Thượng có 2 Chùa là chùa Bái và chùa Phật học, 2 Điện là điện Nhà Bà và điện quan Bản Thổ, 1 Phủ mẫu và 1 Đình.
- Làng Bái Đô có 1 Đình, 4 Điện và 2 Văn chỉ.
Hai làng đều có Thành Hoàng riêng
- Làng Bái Thượng thờ 1 nhiên thần là Cao Sơn Đại Vương tại hậu cung đình làng, 1 nhân thần là Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh tại điện Nhà Bà.
- Làng Bái Đô thờ 2 nhân thần là: Thượng Đẳng Tôn Thần Lê Gia Đại Tướng Quân và Bản Cảnh Thành Hoàng Bản Thổ Anh Linh Hộ Quốc.
Cả hai làng hàng năm đều có lệ mở hội Kỳ Phúc vào các dịp Xuân tế và Thu tế, là vào các ngày đinh đầu tiên của tháng 2 và ngày đinh đầu tiên của tháng 8. Các kỳ tế đều có rước kiệu, tế lễ và tổ chức các trò chơi dân gian kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
Qua những thời kỳ lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, hầu hết các di tích, cơ sở thờ tự đều bị phá hủy, tất cả các bài vị, sắc phong của thần hoàng và đồ tế khí đều được lưu giữ và thờ tự tại Phủ mẫu làng Bái Thượng (Chùa Bái). Hiện nay tại Phủ mẫu - chùa Linh Cảnh, ngoài việc thờ tam tòa Thánh mẫu còn phối thờ các vị Thành hoàng làng là: Cao Sơn Đại Vương; Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh; Bản Cảnh Thành Hoàng Bản Thổ Anh Linh Hộ Quốc và Lê Gia Đại Tướng Quân những vị khai quốc công thần thời Hậu Lê là người làng Bái Đô, Bái Thượng, đó là: Thái Bảo Kỳ Quận Công Tây Kỳ Vương Lê Triện, Thái bảo mậu tuyên bá Lê Đằng, Hiến Trung Hầu Lê Văn Giáo.
Sau thời gian dài gián đoạn bởi chiến tranh, đến năm 1989 thể theo nguyện vọng của nhân dân trong xã, UBND xã đã lập hồ sơ đề nghị công nhận Đền và Chùa Bái Thượng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2002 Lễ hội Kỳ phúc Thành hoàng làng được khôi phục và tổ chức vào dịp 09/02 âm lịch hàng năm là ngày kỵ của thần hoàng làng Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh và Thượng Đẳng Thần Tây Kỳ Vương Lê Triện.
- Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh là em gái của bà Phạm Thị Hằng (Tức Hoàng Thái Hậu Từ Dũ) giai phi của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Năm 1845 Bà cùng một số cung nhân theo hầu xa giá vua Thiệu Trị giữ ấn ngọc, sắc chiếu ngự bắc giá tuần cáo tổ ở Hà Trung, Thanh Hóa qua vùng Lam Sơn thăm lăng miếu Nhà Lê do không quen thổ ngơi nên bà bị cảm mạo và từ trần, linh cửu được an táng tại vùng này. Năm 1902 nhân dịp mừng đại khánh - đại thọ 90 tuổi Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, vua Thành Thái mới truy phong cho bà Phạm Thị Thanh em gái Từ Dũ Hoàng Thái Hậu là Kim Hoa Công Chúa. Về sau nhân dịp tứ tuần khánh tiết, ngày 25 tháng 7 năm Bính Dần (Khải Định năm thứ 9) đã sắc phong cho bà là Dực bảo trung hưng linh phù tôn thần, Thần hoàng trang Bái Thượng, lập đền thờ phụng và mở hội vào dịp kỵ bà.
- Thượng Đẳng Thần Tây Kỳ Vương Lê Triện (Hay còn gọi là Lý Triện) là người trang Bái Đô, cha là Lý Bá Lao, con trai là Lý Lăng. Do lập được nhiều chiến công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh nên được vua Lê Thái Tổ phong quốc tính họ Lê. Tên tuổi của ông đã gắn liền với những chiến công Bồ Mộng, Khôi Sách, Tây Đô. Năm 1425 ông được phong là Thiếu úy. Năm 1426 cùng với các tướng, ông đã chỉ huy các trận đánh lớn và giành thắng lợi ở Ninh Kiều, Nhân Mục, Ba La, Chúc Động - Tốt Động tiêu diệt và bắt sống trên 6 vạn tên địch, lập thế bao vây thành Đông quan, trấn giữ cửa Bắc thành. Tháng 2 năm 1427 bị địch bất ngờ tập kích ở Cảo Động - Từ Liêm (Hà Nội), ông bị thương rút về Tây Đô. Ngày 10 tháng 2 năm Đinh Mùi 1427 đi đến cầu Yên Duyệt thì qua đời (Nay là thôn Yên Duyệt, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội)
Sau khi đánh đuổi giặc Minh giành lại độc lập cho đất nước năm 1428. Xét công lao to lớn của Lê Triện, triều đình đã truy phong cho ông là Nhập nội tư mã, tôn là Phúc thần, đứng thứ 13 trong 36 công thần được ghi tên trong sách Lam Sơn Thực Lục. Phụ vương là Lê Bá Lao được phong là Quan sát xứ, tước Thượng phẩm; vương tử là Lê Lăng được phong Ngự phòng sử, tước Thượng chí tự.
Năm Quang Thuận thứ nhất 1460 triều vua Lê Thánh Tông gia tặng Lê Triện là Hữu Tướng Quốc, Hồng Đức thứ 15 (1484) phong là Thải Bảo Kỳ Quận Công sau gia phong Tây Kỳ Vương.
- Cao Sơn Đại Vương là vị thần tối linh trên núi cao, Bản cảnh Thành hoàng Bản thổ anh linh hộ quốc là Thành hoàng bản xứ. Ngày 25 tháng 7 năm Bính Dần (Khải Định năm thứ 9 - 1924) sắc ban Cao Sơn Đại Vương là Linh đôn tỉnh hùng các vi đại dực bảo trung hưng Cao Sơn Thượng đẳng thần, ban cho làng Bái Thượng lập đền thờ phụng; Bản cảnh Thành hoàng Bản thổ anh linh hộ Quốc là Linh phù dực bảo trung hưng anh linh hộ quốc uy tôn thần, ban cho làng Bái Đô lập đền thờ phụng. Là Thần hoàng có công giữ nước che chở cho dân làng làm ăn thịnh vượng.
Việc kỵ thần và lễ Kỳ phúc Thành hoàng đã trở thành luật tục trong nhân dân. Theo thông lệ vào dịp 09/02 âm lịch hàng năm mở hội Kỳ phúc đồng dân làm lễ, cứ 2 năm vào năm chẵn tổ chức rước kiệu quanh làng, dâng hương, tế nữ quan, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ - TDTT. Lễ hội là đợt sinh hoạt văn hóa trong nhân dân mang tính cố kết cộng đồng và đáp ứng nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt, quốc thái dân an... Ngoài việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn các vị khai quốc công thần, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sỹ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng làng xã bảo vệ tổ quốc. Lễ hội còn có ý nghĩa mang tính giáo dục về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, ý thức tự cường lòng tự hào dân tộc, tục thờ cúng tổ tiên, đồng thời để tạo không khí vui tươi, phấn khởi tin tưởng vào tương lai, tạo thế và lực mới góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Tin cùng chuyên mục
-
Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật chùa Bái Thượng (Linh Cảnh tự)
30/05/2024 16:14:01 -
Chùa Linh Cảnh tổ chức Lễ khánh thành nhà thờ Tổ, nhà Tăng và giỗ Tổ khai sơn
01/11/2022 16:05:24 -
Quyết định về việc thành lập Tổ bảo vệ di tích trên địa bàn xã Xuân Bái
28/06/2022 16:14:48 -
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG KỲ PHÚC THÀNH HOÀNG XÃ XUÂN BÁI - HUYỆN THỌ XUÂN
08/03/2022 14:36:45
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG KỲ PHÚC THÀNH HOÀNG XÃ XUÂN BÁI - HUYỆN THỌ XUÂN
ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
LỄ HỘI KỲ PHÚC THÀNH HOÀNG XÃ XUÂN BÁI - HUYỆN THỌ XUÂN
* * *
Xuân Bái, là xã thuộc vùng bán sơn địa - vùng đất địa đầu phía tây huyện Thọ Xuân, nơi tiếp giáp giữa vùng rừng núi miền tây và vùng đồng bằng xứ Thanh, với tổng diện tích tự nhiên là 600,49 ha.
Phía Đông giáp xã Thọ Xương;
Phía Tây và phía Bắc là Sông Chu giáp danh với xã Thọ Thanh, Xuân Dương huyện Thường Xuân và xã Phúc Thịnh huyện Ngọc Lặc;
Phía Nam giáp xã Xuân Cao huyện Thường Xuân.
Từ xa xưa nơi đây là vùng rừng núi rậm rạp, những người có công đầu đến khai phá lập làng mở ấp là cụ Lê Phúc Chân và hai con là Lê Phúc Thành và Lê Phúc Bình.
Những năm đầu thế kỷ XV, khi Lê Lợi giấy binh khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh, những tên làng Bái Thượng, Bái Đô cũng xuất hiện từ đây (Sau là những tên gọi trang Bái Thượng, trang Bái Đô - huyện Lôi Dương; xã Bái Thượng, xã Bái Đô; Tổng Bái, nay là xã Xuân Bái huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Đây là quê hương của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Lữ và các vị tướng lĩnh thời Lê Sơ như: Lý Bá Lao, Lý Triện, Lý Lăng, Lê Đằng, Lê Văn Giáo...
Trước đây hai làng Bái Thương, Bái Đô cũng như bao làng xã trong cả nước đều có chùa, đền, đình, miếu, điện, phủ...
- Làng Bái Thượng có 2 Chùa là chùa Bái và chùa Phật học, 2 Điện là điện Nhà Bà và điện quan Bản Thổ, 1 Phủ mẫu và 1 Đình.
- Làng Bái Đô có 1 Đình, 4 Điện và 2 Văn chỉ.
Hai làng đều có Thành Hoàng riêng
- Làng Bái Thượng thờ 1 nhiên thần là Cao Sơn Đại Vương tại hậu cung đình làng, 1 nhân thần là Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh tại điện Nhà Bà.
- Làng Bái Đô thờ 2 nhân thần là: Thượng Đẳng Tôn Thần Lê Gia Đại Tướng Quân và Bản Cảnh Thành Hoàng Bản Thổ Anh Linh Hộ Quốc.
Cả hai làng hàng năm đều có lệ mở hội Kỳ Phúc vào các dịp Xuân tế và Thu tế, là vào các ngày đinh đầu tiên của tháng 2 và ngày đinh đầu tiên của tháng 8. Các kỳ tế đều có rước kiệu, tế lễ và tổ chức các trò chơi dân gian kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
Qua những thời kỳ lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, hầu hết các di tích, cơ sở thờ tự đều bị phá hủy, tất cả các bài vị, sắc phong của thần hoàng và đồ tế khí đều được lưu giữ và thờ tự tại Phủ mẫu làng Bái Thượng (Chùa Bái). Hiện nay tại Phủ mẫu - chùa Linh Cảnh, ngoài việc thờ tam tòa Thánh mẫu còn phối thờ các vị Thành hoàng làng là: Cao Sơn Đại Vương; Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh; Bản Cảnh Thành Hoàng Bản Thổ Anh Linh Hộ Quốc và Lê Gia Đại Tướng Quân những vị khai quốc công thần thời Hậu Lê là người làng Bái Đô, Bái Thượng, đó là: Thái Bảo Kỳ Quận Công Tây Kỳ Vương Lê Triện, Thái bảo mậu tuyên bá Lê Đằng, Hiến Trung Hầu Lê Văn Giáo.
Sau thời gian dài gián đoạn bởi chiến tranh, đến năm 1989 thể theo nguyện vọng của nhân dân trong xã, UBND xã đã lập hồ sơ đề nghị công nhận Đền và Chùa Bái Thượng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2002 Lễ hội Kỳ phúc Thành hoàng làng được khôi phục và tổ chức vào dịp 09/02 âm lịch hàng năm là ngày kỵ của thần hoàng làng Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh và Thượng Đẳng Thần Tây Kỳ Vương Lê Triện.
- Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh là em gái của bà Phạm Thị Hằng (Tức Hoàng Thái Hậu Từ Dũ) giai phi của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Năm 1845 Bà cùng một số cung nhân theo hầu xa giá vua Thiệu Trị giữ ấn ngọc, sắc chiếu ngự bắc giá tuần cáo tổ ở Hà Trung, Thanh Hóa qua vùng Lam Sơn thăm lăng miếu Nhà Lê do không quen thổ ngơi nên bà bị cảm mạo và từ trần, linh cửu được an táng tại vùng này. Năm 1902 nhân dịp mừng đại khánh - đại thọ 90 tuổi Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, vua Thành Thái mới truy phong cho bà Phạm Thị Thanh em gái Từ Dũ Hoàng Thái Hậu là Kim Hoa Công Chúa. Về sau nhân dịp tứ tuần khánh tiết, ngày 25 tháng 7 năm Bính Dần (Khải Định năm thứ 9) đã sắc phong cho bà là Dực bảo trung hưng linh phù tôn thần, Thần hoàng trang Bái Thượng, lập đền thờ phụng và mở hội vào dịp kỵ bà.
- Thượng Đẳng Thần Tây Kỳ Vương Lê Triện (Hay còn gọi là Lý Triện) là người trang Bái Đô, cha là Lý Bá Lao, con trai là Lý Lăng. Do lập được nhiều chiến công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh nên được vua Lê Thái Tổ phong quốc tính họ Lê. Tên tuổi của ông đã gắn liền với những chiến công Bồ Mộng, Khôi Sách, Tây Đô. Năm 1425 ông được phong là Thiếu úy. Năm 1426 cùng với các tướng, ông đã chỉ huy các trận đánh lớn và giành thắng lợi ở Ninh Kiều, Nhân Mục, Ba La, Chúc Động - Tốt Động tiêu diệt và bắt sống trên 6 vạn tên địch, lập thế bao vây thành Đông quan, trấn giữ cửa Bắc thành. Tháng 2 năm 1427 bị địch bất ngờ tập kích ở Cảo Động - Từ Liêm (Hà Nội), ông bị thương rút về Tây Đô. Ngày 10 tháng 2 năm Đinh Mùi 1427 đi đến cầu Yên Duyệt thì qua đời (Nay là thôn Yên Duyệt, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội)
Sau khi đánh đuổi giặc Minh giành lại độc lập cho đất nước năm 1428. Xét công lao to lớn của Lê Triện, triều đình đã truy phong cho ông là Nhập nội tư mã, tôn là Phúc thần, đứng thứ 13 trong 36 công thần được ghi tên trong sách Lam Sơn Thực Lục. Phụ vương là Lê Bá Lao được phong là Quan sát xứ, tước Thượng phẩm; vương tử là Lê Lăng được phong Ngự phòng sử, tước Thượng chí tự.
Năm Quang Thuận thứ nhất 1460 triều vua Lê Thánh Tông gia tặng Lê Triện là Hữu Tướng Quốc, Hồng Đức thứ 15 (1484) phong là Thải Bảo Kỳ Quận Công sau gia phong Tây Kỳ Vương.
- Cao Sơn Đại Vương là vị thần tối linh trên núi cao, Bản cảnh Thành hoàng Bản thổ anh linh hộ quốc là Thành hoàng bản xứ. Ngày 25 tháng 7 năm Bính Dần (Khải Định năm thứ 9 - 1924) sắc ban Cao Sơn Đại Vương là Linh đôn tỉnh hùng các vi đại dực bảo trung hưng Cao Sơn Thượng đẳng thần, ban cho làng Bái Thượng lập đền thờ phụng; Bản cảnh Thành hoàng Bản thổ anh linh hộ Quốc là Linh phù dực bảo trung hưng anh linh hộ quốc uy tôn thần, ban cho làng Bái Đô lập đền thờ phụng. Là Thần hoàng có công giữ nước che chở cho dân làng làm ăn thịnh vượng.
Việc kỵ thần và lễ Kỳ phúc Thành hoàng đã trở thành luật tục trong nhân dân. Theo thông lệ vào dịp 09/02 âm lịch hàng năm mở hội Kỳ phúc đồng dân làm lễ, cứ 2 năm vào năm chẵn tổ chức rước kiệu quanh làng, dâng hương, tế nữ quan, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ - TDTT. Lễ hội là đợt sinh hoạt văn hóa trong nhân dân mang tính cố kết cộng đồng và đáp ứng nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt, quốc thái dân an... Ngoài việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn các vị khai quốc công thần, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sỹ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng làng xã bảo vệ tổ quốc. Lễ hội còn có ý nghĩa mang tính giáo dục về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, ý thức tự cường lòng tự hào dân tộc, tục thờ cúng tổ tiên, đồng thời để tạo không khí vui tươi, phấn khởi tin tưởng vào tương lai, tạo thế và lực mới góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.