Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Xã Xuân Bái tổ chức lễ hội Kỳ phúc Thành hoàng năm 2023

Ngày 01/03/2023 11:21:32



Ngày 28/02/2023, tức ngày 09 tháng 02 năm Quý Mão xã Xuân Bái đã long trọng tổ chức Lễ hội Kỳ phúc Thành hoàng năm 2023. Lễ hội được tổ chức vào ngày kỵ của thần hoàng làng Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh.

- Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh là em gái của bà Phạm Thị Hằng (Tức Hoàng Thái Hậu Từ Dũ) giai phi của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Năm 1842 Bà cùng một số cung nhân theo hầu xa giá vua Thiệu Trị giữ ấn ngọc, sắc chiếu ngự bắc giá tuần cáo tổ ở Hà Trung, Thanh Hóa qua vùng Lam Sơn thăm lăng miếu Nhà Lê do không quen thổ ngơi nên bà bị cảm mạo và từ trần, linh cửu được an táng tại vùng này. Năm 1899 nhân dịp mừng đại khánh - đại thọ 90 tuổi Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, vua Thành Thái mới truy phong cho bà Phạm Thị Thanh em gái Từ Dũ Hoàng Thái Hậu là Kim Hoa Công Chúa. Đến năm 1924 nhân dịp tứ tuần khánh tiết của vua Khải Định đã sắc phong cho bà là Dực bảo trung hưng Linh phù tôn thần, Thần hoàng trang Bái Thượng, lập đền thờ phụng và mở hội vào dịp kỵ bà.

Việc kỵ thần và lễ Kỳ phúc Thành hoàng đã trở thành luật tục trong nhân dân. Theo thông lệ vào dịp 09/02 âm lịch hàng năm mở hội Kỳ phúc đồng dân làm lễ, lễ hội chính gồm có diễu hành rước kiệu, nghi thức dâng lễ vật và tổ chức cúng tế thần hoàng làng 

 

Trước đó phần hội cũng được tổ chức sôi nổi với các môn thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như thi nhảy bao bố, kéo co, bóng chuyền hơi đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia 

Lễ hội là đợt sinh hoạt văn hóa trong nhân dân mang tính cố kết cộng đồng và đáp ứng nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt, quốc thái dân an... Ngoài việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn các vị khai quốc công thần, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sỹ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng làng xã bảo vệ tổ quốc. Lễ hội còn có ý nghĩa mang tính giáo dục về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, ý thức tự cường lòng tự hào dân tộc, tục thờ cúng tổ tiên, đồng thời để tạo không khí vui tươi, phấn khởi tin tưởng vào tương lai, tạo thế và lực mới góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

 

 Phạm Văn Sơn, CC VH-XH

Xã Xuân Bái tổ chức lễ hội Kỳ phúc Thành hoàng năm 2023

Đăng lúc: 01/03/2023 11:21:32 (GMT+7)



Ngày 28/02/2023, tức ngày 09 tháng 02 năm Quý Mão xã Xuân Bái đã long trọng tổ chức Lễ hội Kỳ phúc Thành hoàng năm 2023. Lễ hội được tổ chức vào ngày kỵ của thần hoàng làng Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh.

- Kim Hoa Công Chúa Phạm Thị Thanh là em gái của bà Phạm Thị Hằng (Tức Hoàng Thái Hậu Từ Dũ) giai phi của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Năm 1842 Bà cùng một số cung nhân theo hầu xa giá vua Thiệu Trị giữ ấn ngọc, sắc chiếu ngự bắc giá tuần cáo tổ ở Hà Trung, Thanh Hóa qua vùng Lam Sơn thăm lăng miếu Nhà Lê do không quen thổ ngơi nên bà bị cảm mạo và từ trần, linh cửu được an táng tại vùng này. Năm 1899 nhân dịp mừng đại khánh - đại thọ 90 tuổi Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, vua Thành Thái mới truy phong cho bà Phạm Thị Thanh em gái Từ Dũ Hoàng Thái Hậu là Kim Hoa Công Chúa. Đến năm 1924 nhân dịp tứ tuần khánh tiết của vua Khải Định đã sắc phong cho bà là Dực bảo trung hưng Linh phù tôn thần, Thần hoàng trang Bái Thượng, lập đền thờ phụng và mở hội vào dịp kỵ bà.

Việc kỵ thần và lễ Kỳ phúc Thành hoàng đã trở thành luật tục trong nhân dân. Theo thông lệ vào dịp 09/02 âm lịch hàng năm mở hội Kỳ phúc đồng dân làm lễ, lễ hội chính gồm có diễu hành rước kiệu, nghi thức dâng lễ vật và tổ chức cúng tế thần hoàng làng 

 

Trước đó phần hội cũng được tổ chức sôi nổi với các môn thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như thi nhảy bao bố, kéo co, bóng chuyền hơi đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia 

Lễ hội là đợt sinh hoạt văn hóa trong nhân dân mang tính cố kết cộng đồng và đáp ứng nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt, quốc thái dân an... Ngoài việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn các vị khai quốc công thần, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sỹ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng làng xã bảo vệ tổ quốc. Lễ hội còn có ý nghĩa mang tính giáo dục về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, ý thức tự cường lòng tự hào dân tộc, tục thờ cúng tổ tiên, đồng thời để tạo không khí vui tươi, phấn khởi tin tưởng vào tương lai, tạo thế và lực mới góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

 

 Phạm Văn Sơn, CC VH-XH

Công khai giải quyết TTHC