Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102517

Thọ Xuân triển khai các biện pháp phòng chống các bệnh do muỗi truyền trên địa bàn huyện

Ngày 03/08/2023 16:47:57

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 40.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong. Tại Thanh Hóa ghi nhận 53 trường hợp mắc tại 16 huyện, thị xã, thành phố. Huyện Thọ Xuân có 02 ca mắc ngoại lai (thị trấn Thọ Xuân và xã Thọ Xương). Với Điều kiện thời tiết hiện nay đang bắt đầu vào mùa mưa, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển mạnh mẽ. Số ca mắc vẫn tiếp tục tăng và có nguy cơ tăng cao trong thời gian tới nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống các bệnh do muỗi truyền.

Ngày 03/8/2023 UBND huyện Thọ Xuân đã có Công văn số 2268/UBND-VP về việc triển khai các biện pháp phòng chống các bệnh do muỗi truyền trên địa bàn huyện.

Theo đó Thực hiện công văn số 4295/BYT-DP ngày 10/7/2023 của bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống các bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng EI Nino; Công văn số 10807/UBND-VX ngày 27/7/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường phòng, chống các bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1007/KSBT-PCBTN ngày 24/7/2023 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue và các bệnh do muỗi truyền.

Nhằm chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài trên địa bạn huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân yêu cầu các phòng, ngành, cơ quan cấp huyện, các đơn vị Y tế, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt một số nội dung sau:  

1. Trung tâm Y tế huyện:

- Tham mưu, đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và Nhân dân phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền; triển khai mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn trong tháng 8 năm 2023 và duy trì hoạt động 01 tuần/ lần tại các khu vực nguy cơ cao, 02 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, bọ gậy cao và 01 tháng/lần tại các khu vực còn lại; đảm bảo đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư và hóa chất tại cơ sở để đáp ứng khi có các tình huống dịch xảy ra.

- Triển khai giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các ca bệnh tại các cơ sở y tế, khoa nội B bệnh viện đa khoa Thọ Xuân và tại cộng đồng, lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Điều tra véc tơ, đánh giá tình hình và triển khai các biện pháp đáp ứng kịp thời, phù hợp, tổ chức cách ly, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch tại địa phương.  

2. Bệnh viện đa khoa và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn:

- Tổ chức tốt việc thu dung, phân loại, phát hiện, điều trị các ca bệnh nghi ngờ mắc bệnh; đặc biệt là tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, phát hiện, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời. Báo cáo ngay về Trung tâm Y tế khi phát hiện ca bệnh, ca bệnh nghi ngờ để có biện pháp chủ động ngăn chặn kịp thời.  

3. Các phòng, ngành, đơn vị cấp huyện:

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Trung tâm Y tế, UBND các xã, thị trấn tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh do muỗi truyền một cách nhanh nhất, đầy đủ thông tin để người dân thực hiện hiệu quả.

- Theo nhiệm vụ được phân công địa bàn phụ trách, tăng cường đôn đốc kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các xã, thị trấn giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp, để chống dịch bệnh không để lan rộng, kéo dài.  

4 .Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện:

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện bố trí đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; hướng dẫn các xã, thị trấn sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.  

5. Phòng Giáo dục và đào tạo:

- Chủ động phối hợp với Trung tâm y tế tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền và các bệnh truyền nhiễm khác, dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm. Tổ chức định kỳ tổng vệ sinh, khử khuẩn môi trường đồ dùng, ... tại các trường học, đặc biệt là các trường Mần non, các nhóm trẻ tư thục.

- Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan Y tế để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời. Chịu trách nhiệm nếu phát hiện mắc bệnh mà không báo cho lãnh đạo nhà trường hoặc cơ quan y tế kịp thời.  

6. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch:

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tăng cường truyền thông phòng, chống dịch do muỗi đốt trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã, lồng ghép trong các buổi họp thôn, xóm trên địa bàn để người dân tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động trong các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.  

7. Đề nghị UBMTTQ huyện và các tổ chức, đoàn thể:

Tăng cường vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.  

8. UBND các xã, thị trấn:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện hiệu quả các hoạt động diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy, vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của ngành y tế và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội tại địa phương phố hợp với trạm Y tế triển khai chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy, thường xuyên kiểm tra giám sát các yếu tố nguy cơ trên địa bàn quản lý.

- Tăng cường công tác truyền thông trên đài truyền thanh về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Các phòng, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai những nội dung chỉ đạo tại công văn này./. 

Thọ Xuân triển khai các biện pháp phòng chống các bệnh do muỗi truyền trên địa bàn huyện

Đăng lúc: 03/08/2023 16:47:57 (GMT+7)

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 40.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong. Tại Thanh Hóa ghi nhận 53 trường hợp mắc tại 16 huyện, thị xã, thành phố. Huyện Thọ Xuân có 02 ca mắc ngoại lai (thị trấn Thọ Xuân và xã Thọ Xương). Với Điều kiện thời tiết hiện nay đang bắt đầu vào mùa mưa, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển mạnh mẽ. Số ca mắc vẫn tiếp tục tăng và có nguy cơ tăng cao trong thời gian tới nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống các bệnh do muỗi truyền.

Ngày 03/8/2023 UBND huyện Thọ Xuân đã có Công văn số 2268/UBND-VP về việc triển khai các biện pháp phòng chống các bệnh do muỗi truyền trên địa bàn huyện.

Theo đó Thực hiện công văn số 4295/BYT-DP ngày 10/7/2023 của bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống các bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng EI Nino; Công văn số 10807/UBND-VX ngày 27/7/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường phòng, chống các bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1007/KSBT-PCBTN ngày 24/7/2023 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue và các bệnh do muỗi truyền.

Nhằm chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài trên địa bạn huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân yêu cầu các phòng, ngành, cơ quan cấp huyện, các đơn vị Y tế, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt một số nội dung sau:  

1. Trung tâm Y tế huyện:

- Tham mưu, đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và Nhân dân phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền; triển khai mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn trong tháng 8 năm 2023 và duy trì hoạt động 01 tuần/ lần tại các khu vực nguy cơ cao, 02 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, bọ gậy cao và 01 tháng/lần tại các khu vực còn lại; đảm bảo đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư và hóa chất tại cơ sở để đáp ứng khi có các tình huống dịch xảy ra.

- Triển khai giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các ca bệnh tại các cơ sở y tế, khoa nội B bệnh viện đa khoa Thọ Xuân và tại cộng đồng, lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Điều tra véc tơ, đánh giá tình hình và triển khai các biện pháp đáp ứng kịp thời, phù hợp, tổ chức cách ly, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch tại địa phương.  

2. Bệnh viện đa khoa và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn:

- Tổ chức tốt việc thu dung, phân loại, phát hiện, điều trị các ca bệnh nghi ngờ mắc bệnh; đặc biệt là tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, phát hiện, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời. Báo cáo ngay về Trung tâm Y tế khi phát hiện ca bệnh, ca bệnh nghi ngờ để có biện pháp chủ động ngăn chặn kịp thời.  

3. Các phòng, ngành, đơn vị cấp huyện:

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Trung tâm Y tế, UBND các xã, thị trấn tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh do muỗi truyền một cách nhanh nhất, đầy đủ thông tin để người dân thực hiện hiệu quả.

- Theo nhiệm vụ được phân công địa bàn phụ trách, tăng cường đôn đốc kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các xã, thị trấn giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp, để chống dịch bệnh không để lan rộng, kéo dài.  

4 .Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện:

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện bố trí đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; hướng dẫn các xã, thị trấn sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.  

5. Phòng Giáo dục và đào tạo:

- Chủ động phối hợp với Trung tâm y tế tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền và các bệnh truyền nhiễm khác, dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm. Tổ chức định kỳ tổng vệ sinh, khử khuẩn môi trường đồ dùng, ... tại các trường học, đặc biệt là các trường Mần non, các nhóm trẻ tư thục.

- Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan Y tế để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời. Chịu trách nhiệm nếu phát hiện mắc bệnh mà không báo cho lãnh đạo nhà trường hoặc cơ quan y tế kịp thời.  

6. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch:

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tăng cường truyền thông phòng, chống dịch do muỗi đốt trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã, lồng ghép trong các buổi họp thôn, xóm trên địa bàn để người dân tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động trong các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng.  

7. Đề nghị UBMTTQ huyện và các tổ chức, đoàn thể:

Tăng cường vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.  

8. UBND các xã, thị trấn:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện hiệu quả các hoạt động diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy, vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của ngành y tế và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội tại địa phương phố hợp với trạm Y tế triển khai chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy, thường xuyên kiểm tra giám sát các yếu tố nguy cơ trên địa bàn quản lý.

- Tăng cường công tác truyền thông trên đài truyền thanh về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Các phòng, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai những nội dung chỉ đạo tại công văn này./. 

Thủ tục hành chính